Thời trang xa xỉ: những hoài niệm vàng son
Thời trang xa xỉ:
những hoài niệm vàng son
Sự nổi loạn đậm chất Punk
từ những giá trị kinh điển
Khi Sneakers Cũng Là
Phong Cách Sống
Patek Philippe world-timer chronograph
Cả thế giới trên cổ tay
THỜI TRANG XA XỈ :
NHỮNG HOÀI NIỆM
VÀNG SON
Sự nổi loạn đậm chất Punk
từ những giá trị kinh điển
Khi Sneakers Cũng Là
Phong Cách Sống
Patek Philippe
world-timer chronograph
Cả thế giới trên cổ tay
MINH THU
Trào lưu tìm về với vintage và retro kéo dài trong gần một năm qua dường như có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong cơn bất an hậu đại dịch, chúng ta vô thức muốn tìm đến cảm giác an toàn và hoài niệm, nên những món trang phục của một thời xa vắng chính là một giải pháp…

Rất nhiều lần, các chuyên gia đã thắc mắc, vì sao xu hướng vintage và retro luôn có chỗ đứng trong mỗi mùa thời trang, trong khi các nhà mốt không hề thiếu thiết kế và mẫu mã mới? Trên thực tế, không ai có thể đưa ra đáp án chính xác, người ta thường viện dẫn câu nói khá quen thuộc: thời trang chính là cái cũ tốt đẹp bị lãng quên…

Chúng ta cũng nên làm rõ hơn hai khái niệm tuy rất gần gũi với nhau về mặt ý nghĩa nhưng vẫn hàm chứa nhiều khác biệt cơ bản. Với vintage, tinh thần hoài cổ được thể hiện trọn vẹn và đủ đầy từ đường kim mũi chỉ cho đến phom dáng, chất liệu. Còn retro, đó là sự biến tấu, sáng tạo từ các ý tưởng cũ, kết hợp chúng với những gì thuộc về đương đại. Ngày nay, các designer thường lấy cảm hứng từ thời trang giai đoạn 1940 – 1980 cho các thiết kế mới, và đây cũng là quãng thời gian thăng hoa của âm nhạc, kiến trúc và điện ảnh, những môn nghệ thuật để lại khá nhiều ảnh hưởng lên thời trang.

Có nhiều lý do để người ta không thể không đắm say với những mẫu trang phục mang tính hoài cổ. Hai thập niên 1960 – 1970 được xem là cột mốc quan trọng của làng thời trang, khi nét lãng mạn và dịu dàng kiểu cổ điển hòa nhập hoàn toàn với những dấu ấn hiện đại, tạo ra vô số chuẩn mực mới cho cả thế giới noi theo. Không ngạc nhiên khi xu hướng trang phục của hai thập niên này thường được vận dụng nhiều nhất trong các thiết kế retro nhờ khả năng “miễn nhiễm” với sự tàn phá của thời gian.

Sức sáng tạo vô hạn của các nhà tạo mẫu tài năng hiển nhiên mang đến cho thời trang đương đại vô số kiệt tác, nhưng đôi khi, chúng quá táo bạo, quá lạnh lùng và hoàn toàn xa rời những tiêu chuẩn cơ bản của sự thanh lịch. Còn những thiết kế kiểu vintage hoặc retro thường bắt mắt theo kiểu ấm áp, gần gũi và lan tỏa sự tinh tế một cách… tinh tế.

Tại sao ư? Có thế thấy rõ, chúng luôn làm nổi bật những ưu điểm của cơ thể người phụ nữ. Chúng được tạo ra để tôn vinh cái đẹp và không gì ngoài cái đẹp. Chưa kể, các thiết kế mang phong cách cổ điển luôn có tính ứng dụng cao, chủ yếu dùng để mặc trong cuộc sống thường nhật chứ không phải chỉ để trưng trổ trên sàn catwalk.

Thiết kế mang phong cách cổ điển luôn có tính ứng dụng cao, chủ yếu dùng để mặc trong cuộc sống thường nhật chứ không phải chỉ để trưng trổ trên sàn catwalk.

Như mùa Xuân Hè tới đây, rất nhiều nhà mốt đưa màu neon (màu phản quang) vào bộ sưu tập của mình, như một sự gợi nhớ đến ánh đèn vũ trường rực rỡ của thập niên 1980. Theo đó, thiết kế của các trang phục dùng màu neon cũng mang đậm tinh thần retro, tuy mới mẻ, cách tân nhưng vẫn ẩn chứa nét lịch lãm không thể che giấu, như mẫu đầm maxi lệch vai đầy gợi cảm của Valentino, những bộ suit đa sắc của Dior hay áo quây ngực đi cùng quần thụng của Tom Ford.

Còn Gucci lại đắm đuối với màu sắc và họa tiết của thập niên 1970 – những năm cuối cùng trong giai đoạn hoàng kim của cuộc thăng hoa về nghệ thuật ở hai bên bờ Đại Tây Dương, với vô số kiệt tác về âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc đua nhau xuất hiện...

Những tưởng thời trang vintage và retro chỉ dành cho những người thích hoài cổ, nhưng trên thực tế, ngay cả giới trẻ cũng dễ dàng bị chinh phục. Với thế hệ Z, bắt kịp xu hướng đã không còn là tôn chỉ mục đích, ngược dòng về với những giá trị cũ trên nền tảng hiện đại có khi lại là cách thể hiện cá tính và sự sành điệu đầy khéo léo. Hãy nhớ rằng, phong cách retro của thế kỷ 21 vừa ẩn chứa vẻ quyến rũ cổ điển vừa tràn ngập hơi thở thời đại. Lấy hình tượng nhân vật Claudia Kishi trong series The Baby-Sitters Club của Netflix làm ví dụ, đội ngũ phục trang đã biến cô bé thành một biểu tượng thời trang retro điển hình, mà bất kỳ fashionista nào nhìn vào cũng phải trầm trồ thán phục về cách phối ghép trang phục, phụ kiện, màu sắc…

Và Claudia Kishi thực sự khác biệt so với mọi thiếu nữ trong cả series. Bởi đôi khi, thời trang chạy theo thị hiếu biến quần áo thành đồng phục và khiến tất cả đều giống nhau. Còn bất kỳ ai dám tin tưởng rằng trang phục có thể nói lên rất nhiều thứ về bản thân, người đó hẳn sẽ chọn những thiết kế theo phong cách retro để từ đó vượt ra khỏi ranh giới giữa các xu hướng để trở thành độc nhất vô nhị.

Huyền thoại Karl Lagerfeld từng nói, “có ba thứ không bao giờ lỗi mốt, là quần jeans, sơ-mi trắng và vải tweed của Chanel”. Đúng vậy, ra đời từ thế kỷ 18, cho tới nay, denim vẫn là một trong những chất liệu được ưa thích nhất, chiếc quần ống đứng hơi côn với màu xanh lơ cổ điển vẫn được tìm mua nhiều nhất bất kể nó có biến tấu ra sao qua từng giai đoạn, và không thương hiệu nào, kể cả những cái tên xa xỉ bậc nhất dám “coi thường” denim.

Mùa Thu Đông năm nay, nhà Chanel đã dùng vải tweed để may những mẫu váy cũng như áo khoác hoàn toàn theo tinh thần vintage với họa tiết thêu tay, đính đá và rải sequin cầu kỳ, vừa để tưởng nhớ Karl Lagerfeld, vừa để làm sống lại vẻ thanh nhã pha chút nổi loạn của những cô gái Paris thập niên 1980. Bên cạnh đó, nét đẹp vừa giản dị vừa kín đáo của thiếu nữ thị thành thập niên 1940 cũng được coi là một xu hướng lớn trong dịp cuối năm, được các nhà mốt như Miu Miu, Rodarte hay Marc Jacob lăng xê mạnh mẽ.

Thời trang mang tính chu kỳ rất cao, và việc các xu hướng cũ trở lại theo phong cách mới không còn là điều gây ngạc nhiên. Nhưng không thể phủ nhận một điều, công chúng luôn có một tình yêu khó lý giải dành cho nét đẹp của một thời xa vắng, và nếu nó được diễn giải theo tinh thần đương đại thì không còn gì tuyệt vời hơn thế.

Calvin Klein chẳng hạn, thường xuyên vào kho lưu trữ để tìm cảm hứng sáng tạo mới. Điều này đảm bảo nhà mốt luôn tiến về phía trước, nhưng vẫn cho ra đời những sản phẩm mang tính kế thừa và tôn vinh di sản thương hiệu. Và dĩ nhiên, các fashionista là người được hưởng lợi nhiều nhất, bởi họ có thể sở hữu những mẫu trang phục vừa hợp mốt vừa mang bóng dáng của một kiệt tác vượt tháng năm.

Nếu một phong cách vẫn được coi là thời thượng qua nhiều thập kỷ thì hiển nhiên nó sẽ còn sống mãi. Những trang phục như vậy rất đáng đầu tư vì chúng luôn phổ biến theo một cách thức riêng, có thị trường riêng và lúc nào cũng khiến người mặc cảm thấy tự tin vì sự khác biệt của mình.

Và, chắc chắn rằng, những mẫu trang phục vintage hoặc retro luôn gợi lên những hoài niệm về một quãng thời gian nhất định, con người trong những năm tháng đó, khi mọi thứ trôi đi chậm rãi hơn, tự nhiên hơn, không có laptop và smartphone, cuộc sống thực sự diễn ra trong đời sống chứ không phải trên mạng xã hội. Hãy thử tưởng tượng, một ngày trên bãi biển sẽ khác biệt thế nào nếu bạn được tung tăng thả dáng trên bãi cát trắng trong bộ đồ bơi cổ điển, nằm dài dưới tán ô xòe rộng và ngắm nhìn làn mây bay qua, không selfie, không post ảnh và không bình luận về người khác?

Cứ ngẫm mà xem, mọi xu thế hiện hành, từ denim tới vải tweed, từ giày đế bệt tới áo breton, từ bohemian tới sọc tartan, từ chiếc áo poncho tới trench coat… chẳng phải tất cả đều lặp lại từ quá khứ hay sao? Những chiếc túi Birkin của Hermés qua hàng chục năm, kiểu dáng chẳng hề thay đổi nhưng vẫn làm xao xuyến trái tim của biết bao thế hệ fashionista trên toàn cầu. Tương tự vậy là chiếc áo dài của Việt Nam, bất kể được biến tấu ra sao, nét đẹp truyền thống của nó vẫn khiến cả thiên hạ phải trầm trồ thán phục. Một điều quan trọng nữa, là mỗi sản phẩm có thể mang trong mình một câu chuyện – như những chiếc khăn lụa của Hermès chẳng hạn, nó thường truyền lại từ mẹ sang con gái hoặc con dâu. Và giá trị của chúng thì khó mà đo đếm được bằng tiền…

Trong mọi lĩnh vực, những giá trị tồn tại qua thời gian luôn được trân trọng, và thời trang càng không ngoại lệ. Dù chưa bao giờ là xu hướng bao trùm lên một hay nhiều mùa mốt nhưng vintage và retro luôn nhận được sự ưu ái hết mực của cả các nhà tạo mốt lẫn công chúng, được sử dụng như một kho ý tưởng vô tận để từ đó tạo ra những sản phẩm mới, kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, giữa cổ điển và cách tân, giữa truyền thống và những tư duy khai phóng.

Cho nên, vintage và retro sẽ tiếp tục sống mãi, tiếp tục được ngưỡng mộ và khai thác mãi trong vòng lặp vô tận của thời trang!

Thời trang xa xỉ: những hoài niệm vàng son khi sneakers CŨNG LÀ PHONG CÁCH SỐNG
Patek Philippe world-timer chronograph Cả thế giới trên cổ tay
Giữa những phiến đá vôi tại khu triển lãm nghệ thuật Carrières de Lumières ở vùng Baux de Provence nằm ở miền nam nước Pháp, những sáng tạo trong BST Cruise 2022 của Chanel hiện ra với tinh thần trẻ trung, mạnh mẽ từ những giá trị kinh điển.
Giữa những phiến đá vôi tại khu triển lãm nghệ thuật Carrières de Lumières ở vùng Baux de Provence nằm ở miền nam nước Pháp, những sáng tạo trong BST Cruise 2022 của Chanel hiện ra với tinh thần trẻ trung, mạnh mẽ từ những giá trị kinh điển.

Các thiết kế của Chanel lần lượt hiện ra giữa bối cảnh là những phiến đá vôi lâu đời, có dấu tích của thời gian. Lần này, tông màu chủ đạo của BST là những gam màu trắng đen, tưởng chừng đơn điệu nhưng vẫn đủ sức khuấy động không gian. Mang ảnh hưởng từ phong cách Punk nổi loạn, những thiết kế Cruise 2022 của Chanel làm nổi bật cá tính của các quý cô hiện đại một cách tự nhiên nhất.

Không khiên cưỡng, và vẫn hết mực sang trọng, nữ tính! Sự đối lập giữa các yếu tố trong cùng một thiết kế tạo nên những cuộc “đụng độ” thú vị gây bất ngờ cho người xem.

Bộ biểu tượng kinh điển của Chanel gồm có bông hoa trà, chuỗi ngọc trai, logo CC, hình ngôi sao,… được kết hợp cùng những motif họa tiết mới cho BST Cruise 2022. Đó là hình vẽ những đàn chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình – tự do tung bay được lấy cảm hứng từ những hình vẽ chim bồ câu của đạo diễn Jean Cocteau, một người bạn thân thiết của Gabrielle “Coco” Chanel.

Người phụ nữ Chanel đi qua năm tháng vẫn luôn giữ cho mình tinh thần bất diệt, mạnh mẽ mà lại nữ tính, quyết liệt nhưng vẫn lôi cuốn đến khó cưỡng. Cô đón nhận mọi sự đổi thay của thời cuộc theo cách riêng của mình mà vẫn luôn nổi bật bởi những nét riêng không giống bất kỳ ai.

KhiSNEAKERS
CŨNG LÀ PHONG CÁCH SỐNG
Thời trang xa xỉ: những hoài niệm vàng son sự nổi loạn đậm chất punk từ những giá trị kinh điển
Patek Philippe world-timer chronograph Cả thế giới trên cổ tay
BẢO NGỌC
Giày sneakers chính là một trong vài xu hướng thời trang bền bỉ nhất, được ưa chuộng rộng khắp trong khoảng 5 năm trở lại đây, và nó sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cùng sự trỗi dậy của thế hệ Z – nhóm khách hàng quyền lực luôn đặt sự tiện dụng và thoải mái lên hàng đầu.

Tại sao bạn mua một đôi sneakers? Câu trả lời ban đầu thường rất đơn giản: Vì tôi thích nó. Trên thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến quyết định mua một đôi giày. Ngoài mục đích sử dụng, còn có thể vì nó hợp mốt, tình yêu đối nhãn hiệu, kiểu dáng, cách phối màu, hay nó mang đến một thứ cảm xúc bất chợt nào đó không thể lý giải.

Nhiều người vẫn cho rằng, cơn bùng phát sneakers bắt nguồn từ trào lưu Athleisure do thế hệ Z khởi xướng. Nhưng nếu lần lại lịch sử, sneakers đã luôn được mê mẩn ngay từ khi nó xuất hiện. Và các nhà kinh doanh tài ba cũng vô cùng khéo léo khi gắn sản phẩm của mình với một sự kiện, một nhân vật nổi tiếng hay một xu thế xã hội nhất định để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng.

Cho nên, rất nhiều người sẵn sàng mua một đôi sneakers vì những câu chuyện đằng sau nó: Những đôi Air Jordan của Nike cho đến giờ vẫn được ưa chuộng như cách đây 20 năm vì nó từng thuộc về siêu sao bóng rổ vĩ đại nhất nước Mỹ Mike Jordan, dòng Mexico 66 của Onitsuka Tiger gắn liền với huyền thoại Lý Tiểu Long và bộ phim Kill Bill của đạo diễn Quentin Tarantino, giày bata Converse lại được huyền thoại rock Kurt Cobain của nhóm Nirvana sử dụng trong những ngày cuối đời, còn dòng Adidas Superstar từng vào cả ca khúc nổi tiếng My Adidas của rapper lừng lẫy Run DMC… Đây chính là giá trị gia tăng không thể đo đếm được bằng tiền, tạo ra những cảm xúc vô cùng khác thường cho người mua – đặc biệt là nhóm hâm mộ trung thành của thương hiệu.

Cũng như thế, nhiều người thích mua sneakers vì họ có thể tìm được những sản phẩm “giới hạn” hoặc “đặc biệt” (limited và special edition), đồng nghĩa với việc sẽ rất ít người sở hữu được một đôi giày giống vậy. Giày tây, dù thương hiệu khác nhau, xuất xứ khác nhau nhưng đi vào chân trông luôn na ná nhau. Trong khi đó, sneakers luôn có sự khác biệt rõ nét về màu sắc, kiểu dáng, chưa kể người dùng cũng dễ dàng chỉnh sửa, thêm thắt theo ý mình (thay dây, thay đế, thay đổi hoặc thêm màu sắc, họa tiết trang trí).

Dĩ nhiên, không thể bỏ qua một lý do quan trọng bậc nhất: Sự thoải mái. Cuộc cạnh tranh không mệt mỏi giữa các nhà sản xuất đã mang đến cho thị trường những sản phẩm ngày càng tối ưu về chất lượng: Nhẹ hơn, bền chắc hơn, tiện dụng hơn và chắc chắn là thoải mái hơn. Thậm chí, nhiều hãng đã làm ra những đôi sneakers trông không khác gì giày tây để mặc với đồ công sở, “trà trộn” vào những sự kiện quan trọng mà không bị ai phát hiện ra. Ngày càng nhiều hãng thời trang truyền thống cũng nhảy vào làm giày sneakers hoặc bắt tay cùng các thương hiệu lớn như Adidas, Nike, Puma, Reebok… để cho ra mắt những bộ sưu tập riêng, cho thấy sức hút của xu thế này là không gì cưỡng nổi.

Hầu hết người mê sneakers đều hết sức trung thành với một thương hiệu cố định, và thương hiệu nào càng có nhiều sản phẩm khác biệt sẽ càng dễ lôi kéo khách hàng vãng lai trở thành “người quen”, như Nike, Adidas, Onitsuka Tiger, Vans…

Những người cá tính lại càng có nhiều lý do để mê mệt sneakers. Bởi họ được thỏa sức “đánh đu” cùng đủ loại màu sắc dưới chân mà không sợ bị “quê độ”. Đã qua rồi cái thời giày sneakers chủ yếu dùng gam trắng – đen hoặc pastel. Đây là thời điểm trăm hoa đua nở, từ xanh dương tới xanh lam, từ nõn chuối tới màu cam, vàng đỏ cũng chỉ là những sắc màu bình thường. Thậm chí cánh mày râu đi giày hồng cũng không bị chê là nữ tính, mà giày mỗi chân một màu cũng không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai. Hồi năm 2017, đôi giày Asics màu xám sọc hồng của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đã khơi lên một làn sóng tìm kiếm nho nhỏ trong giới trẻ Việt Nam khi ông diện nó chạy bộ trên đường phố Sài Gòn.

Nhiều người vẫn cho rằng, giày senakers thường không có giá “trên trời” như giày tây hay cao gót. Không phải như vậy. Chi phí mà rapper Drake phải bỏ ra để sở hữu đôi sneakers đắt nhất cho đến thời điểm này chắc chắn khiến tất cả phải choáng váng: 2 triệu USD. Đó là phiên bản Air Jordan của Nike, hợp tác với OVO, phủ vàng 24 carat. Sneakers ở tầm giá vài ngàn đến cả trăm ngàn USD cũng không hiếm, tuy sản xuất với phiên bản giới hạn nhưng hết cũng rất nhanh, thường “hạ cánh” vào những bộ sưu tập trong giới nghệ sĩ hay triệu phú, tỉ phú nào đó.

Tuy vậy, có một điều chắc chắn là giá khởi điểm của sneakers thường rất dễ chịu. Chỉ cần khoảng từ 40 USD (gần 900.000 đồng) trở lên là đủ để mua một đôi giày hàng hiệu rồi, đến khoảng 100 USD (khoảng 2.300.000 đồng) thì có quá nhiều lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng mà lại hợp mốt, thời trang. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự xuất hiện của ngày càng nhiều bộ sưu tập sneakers độc đáo. Hầu hết người mê sneakers đều hết sức trung thành với một thương hiệu cố định, và thương hiệu nào càng có nhiều sản phẩm khác biệt sẽ càng dễ lôi kéo khách hàng vãng lai trở thành “người quen”, như Nike, Adidas, Onitsuka Tiger, Vans…

Dĩ nhiên, các nhà mốt xa xỉ cũng không thể bỏ qua thị trường hết sức béo bở này và thường xuyên có sản phẩm góp mặt vào danh sách sneakers trong tầm giá vài trăm đến trên chục ngàn USD. Rất nhiều thương hiệu lớn đã coi sneakers là một dòng phụ kiện chính và đầu tư phát triển nghiêm túc. Những dòng sneakers xa xỉ được ưa chuộng nhất trên thị trường gần đây phải kể đến Balenciaga Speed & Tripple S, Gucci Ace & Tennis 1977, Valentino Rockstuds, Dolce & Gabbana Portofino, Church’s Dalton & Ch873, Fendi Flow, Jil Sander Platform, Celine CT-02, Prada Cloudbust Air, Saint Laurent SL-24, Balmain Bold…

Cũng có một số nhà mốt xa xỉ lại chọn cách bắt tay với các thương hiệu nổi tiếng khác để ra những dòng sneakers phiên bản giới hạn, chủ yếu nhắm vào nhóm khách hàng có thú vui sưu tầm. Ví dụ như Off-White thường xuyên chọn Nike làm đối tác và năm vừa qua, đôi Dunk Low của bộ đôi này đã gây ra một cơn sốt thực sự. Trong khi đó, Stella McCartney thường xuyên “bắt cặp” cùng Adidas với dòng sản phẩm khá đa dạng, từ quần áo cho tới phụ kiện và dĩ nhiên, không thể thiếu các đôi sneakers vừa thể thao lại vừa thời trang. Còn hai nhà Valentino và Givenchy đều lựa chọn thương hiệu Nhật Bản Onitsuka Tiger để khoe “logo” trên những đôi Mexico 66 huyền thoại.

Theo các chuyên gia, với những người ít có điều kiện chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, thì việc đi bộ thụ động khoảng 6.000 – 10.000 bước mỗi ngày cũng là một cách cải thiện thể chất hữu hiệu, qua đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì, trầm cảm. Mang giày sneakers thường xuyên sẽ giúp thực hiện “nhiệm vụ” này dễ dàng và thuận tiện hơn, chưa kể nó sẽ khiến người mang ý thức hơn về việc vận động mỗi khi… nhìn xuống chân. Cũng như một xu hướng bao trùm hơn là Athleisure, đi giày sneakers hiện tại đã không chỉ là thời trang, mà còn là một phong cách sống, với yếu tố sức khỏe, tiện dụng được đặt lên hàng đầu.

Viết sneaker hay sneakers đều không sai, bởi một được dùng trong tiếng Anh - Anh, một dùng trong tiếng Anh - Mỹ. Sneakers theo khái niệm ban đầu là loại giày đế mềm làm từ cao su hoặc vật liệu tổng hợp và phần trên làm bằng da hoặc vải bạt. Một nhân viên quảng cáo tên Henry Nelson McKinney đã lần đầu tiên sử dụng từ sneakers vào năm 1917. Có thể coi Converse là công ty đầu tiên có dòng sản phẩm sneakers trở thành biểu tượng: Converse All Star. Tiếp theo đến Adidas, Puma, Asics, Nike, Vans, Reebook… lần lượt xuất hiện. Năm 1950, tấm ảnh siêu sao Hollywood James Dean mặc quần Levi’s đi đôi sneakers Jack Purcell của Converse đã thực sự biến nó thành hiện tượng thời trang, gây sốt trong giới thanh thiếu niên Mỹ, nhanh chóng lan sang châu Âu và Nhật Bản.
PATEK PHILIPPE
WORLD-TIMER CHRONOGRAPH
CẢ THẾ GIỚI TRÊN CỔ TAY
Thời trang xa xỉ: những hoài niệm vàng son sự nổi loạn đậm chất punk từ những giá trị kinh điển
Khi Sneaker cũng là phong cách sống
NHƯ NGUYỆT
Cách đây đúng 5 năm, Patek Philippe, thương hiệu đồng hồ xa xỉ nổi tiếng hàng đầu thế giới đã mang đến sự phấn khích cho cả thị trường khi tung ra mẫu Complications Ref. 5930G-010, kết hợp hai tính năng rất được ưa chuộng là world-timer và chronograph, lấy cảm hứng từ sản phẩm “hàng độc” Ref. 1415 HU của năm 1940. Và giờ đây, Patek Philippe lại giới thiệu mẫu Ref. 5930P-001 với các tính năng tương tự, nhưng khác biệt về màu sắc và chất liệu…

Mẫu 5930G-010 có bộ vỏ làm bằng vàng trắng và mặt số màu xanh nước biển, mặt và đáy phủ shapphire, một chiếc đồng hồ không thể tuyệt vời hơn cho người mê du lịch và yêu thích thể thao, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Còn "người em" 5930P-001 vừa ra mắt được khoác lớp áo ngoài làm từ platinum cùng mặt số xanh lá cây rực rỡ, gợi lên rất nhiều hình dung về những cánh rừng già bí ẩn, những thảo nguyên bát ngát. Đây chính là gam màu thời thượng, bắt kịp xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay là gần gũi thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Khi thay đổi múi giờ, một cơ chế đặc biệt cho phép hiệu chỉnh toàn bộ phần mặt số với kim giờ và kim phút di chuyển tương ứng, không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ máy, đến tính năng chronograph.

Thêm một lần nữa, Patek Philippe lại “ghi điểm” với cả giới chuyên môn và khách hàng, bằng một chi tiết trang trí kín đáo, lịch lãm, thể hiện sự tinh tế đến tuyệt vời của nhà sản xuất: một viên kim cương được khảm khéo léo vào bộ vỏ, ở ngay dưới góc 6 giờ, chính giữa hai càng móc dây, phải rất tinh ý mới có thể nhận ra. Kích thước của 5930P-001 hết sức “cơ bản”: 39,5 mm, dầy 12,86mm, phù hợp với mọi cổ tay thông thường, kể cả phái đẹp, khi họ cần một chút phá cách, thể hiện sự khỏe khoắn, mạnh mẽ và khác biệt của mình.

Sự khác biệt của 5930G-010 và 5930P-001 còn ở chỗ, chúng không hề có kim giây. Điểm nhấn của mặt số chính là đĩa hiển thị 24 múi giờ cùng các thành phố tương ứng ở rìa ngoài cùng, tiếp theo là vòng báo giờ theo cơ chế ngày/đêm, và trong cùng là vòng đếm giây chronograph màu đen, khiến nó trông có vẻ “bận rộn” hơn hẳn. Tất cả những gì cần làm để kích hoạt tính năng world-timer là bấm nút ở góc 10 giờ. Mặt số phụ chronograph 30 phút nằm ở góc 6 giờ, hoạt động thông qua hai nút bấm ở góc 2 giờ và 4 giờ. Kim giờ và kim phút theo phong cách Dauphine phủ dạ quang (hình quả trám) như nổi bật hơn trên mặt số trang trí bằng vân guilloché làm hoàn toàn thủ công cùng các cọc số bằng vàng trắng.

Chiếc đồng hồ này vẫn được trang bị bộ máy Calibre 28-520 HU, phát triển từ bộ máy truyền thống 28-520 kèm thêm hai tính năng hiển thị các múi giờ khác nhau và bấm giờ thể thao (chronograph). Nó có 343 chi tiết, 38 chân kính, đường kính 33mm, dầy 7,97mm, trên cùng là rotor lên dây bằng vàng 21k, và người đeo có thể chiêm ngưỡng một phần hình dáng và cơ chế hoạt động từ mặt đáy. Khi thay đổi múi giờ, một cơ chế đặc biệt cho phép hiệu chỉnh toàn bộ phần mặt số với kim giờ và kim phút di chuyển tương ứng, không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ máy, đến tính năng chronograph. Thời gian trữ cót dao động trong khoảng 50 – 55 giờ, chống nước tới độ sâu 30 mét.

5930P-001 sử dụng dây da cá sấu bóng cùng tông màu xanh lá cây với mặt số, chốt gập bằng vàng trắng đính biểu tượng của Patek Philippe – chữ thập Calatrava trứ danh. Biểu tượng này bắt nguồn từ câu chuyện về cuộc chiến của các kỵ sĩ Calatrava trong cuộc chiến với quân dị giáo vào thế kỷ 12, và hình chữ thập được vẽ theo hình 4 bông hoa bách hợp do Giáo hoàng ban tặng được cho là đã bảo vệ mà mang lại may mắn cho những người mang chúng.

Thêm một lần nữa, Patek Philippe lại “ghi điểm” với cả giới chuyên môn và khách hàng, bằng một chi tiết trang trí kín đáo, lịch lãm, thể hiện sự tinh tế đến tuyệt vời của nhà sản xuất: một viên kim cương được khảm khéo léo vào bộ vỏ, ở ngay dưới góc 6 giờ, chính giữa hai càng móc dây, phải rất tinh ý mới có thể nhận ra. Kích thước của 5930P-001 hết sức “cơ bản”: 39,5 mm, dầy 12,86mm, phù hợp với mọi cổ tay thông thường, kể cả phái đẹp, khi họ cần một chút phá cách, thể hiện sự khỏe khoắn, mạnh mẽ và khác biệt của mình.

Sự khác biệt của 5930G-010 và 5930P-001 còn ở chỗ, chúng không hề có kim giây. Điểm nhấn của mặt số chính là đĩa hiển thị 24 múi giờ cùng các thành phố tương ứng ở rìa ngoài cùng, tiếp theo là vòng báo giờ theo cơ chế ngày/đêm, và trong cùng là vòng đếm giây chronograph màu đen, khiến nó trông có vẻ “bận rộn” hơn hẳn. Tất cả những gì cần làm để kích hoạt tính năng world-timer là bấm nút ở góc 10 giờ. Mặt số phụ chronograph 30 phút nằm ở góc 6 giờ, hoạt động thông qua hai nút bấm ở góc 2 giờ và 4 giờ. Kim giờ và kim phút theo phong cách Dauphine phủ dạ quang (hình quả trám) như nổi bật hơn trên mặt số trang trí bằng vân guilloché làm hoàn toàn thủ công cùng các cọc số bằng vàng trắng.

Chiếc đồng hồ này vẫn được trang bị bộ máy Calibre 28-520 HU, phát triển từ bộ máy truyền thống 28-520 kèm thêm hai tính năng hiển thị các múi giờ khác nhau và bấm giờ thể thao (chronograph). Nó có 343 chi tiết, 38 chân kính, đường kính 33mm, dầy 7,97mm, trên cùng là rotor lên dây bằng vàng 21k, và người đeo có thể chiêm ngưỡng một phần hình dáng và cơ chế hoạt động từ mặt đáy. Khi thay đổi múi giờ, một cơ chế đặc biệt cho phép hiệu chỉnh toàn bộ phần mặt số với kim giờ và kim phút di chuyển tương ứng, không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ máy, đến tính năng chronograph. Thời gian trữ cót dao động trong khoảng 50 – 55 giờ, chống nước tới độ sâu 30 mét.

5930P-001 sử dụng dây da cá sấu bóng cùng tông màu xanh lá cây với mặt số, chốt gập bằng vàng trắng đính biểu tượng của Patek Philippe – chữ thập Calatrava trứ danh. Biểu tượng này bắt nguồn từ câu chuyện về cuộc chiến của các kỵ sĩ Calatrava trong cuộc chiến với quân dị giáo vào thế kỷ 12, và hình chữ thập được vẽ theo hình 4 bông hoa bách hợp do Giáo hoàng ban tặng được cho là đã bảo vệ mà mang lại may mắn cho những người mang chúng.

Sự khác biệt của 5930G-010 và 5930P-001 còn ở chỗ, chúng không hề có kim giây.
Patek Philippe World-timer Chronograph Ref. 5930P-001 có giá xuất xưởng 100.540 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng), được cho là “khá hời với người mua”, bởi từ kiểu dáng tới tính năng của nó đều được đánh giá là hoàn hảo. Đồng hồ có mặt tại các showroom của hãng trên toàn cầu từ đầu tháng 12/2021.