Lê Tiên Long
LÀ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU NGUYỄN, CŨNG LÀ VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM, NHƯNG SỐNG TRONG BUỔI GIAO THỜI DƯỚI ÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP, VUA BẢO ĐẠI ĐÃ TẬN HƯỞNG HOÀN TOÀN NHỮNG TIỆN NGHI CUỘC SỐNG MÀ NGƯỜI TA VẪN THƯỜNG NÓI “SƯỚNG NHƯ VUA!”.
Cung An Định

Được đưa sang Pháp du học từ lúc mới 9 tuổi cho đến năm 20 tuổi mới về nước tiếp quản vị trí đứng đầu triều đình quân chủ dưới sự điều khiển của người Pháp, vua Bảo Đại thông thạo hầu hết các thú ăn chơi sành sỏi của giới quý tộc phương Tây. Ở Hoàng thành Huế, nhà vua có đủ điều kiện để phục vụ các thú chơi của mình, từ xây dựng sân golf, bãi đua ngựa, sân tennis, đến bến du thuyền, lướt ván ở bên sông Hương, hay những garage lớncho bộ sưu tập siêu xe của mình.

Sau khi làm lễ thành hôn với con gái nhà đại điền chủ đất Gò Công là cô Nguyễn Hữu Thị Lan và sắc phong cho vợ làm Nam Phương Hoàng hậu, vua Bảo Đại thường xuyên cùng Hoàng hậu du ngoạn, nghỉ mát trên khắp cả nước. Để làm hài lòng vị vua trẻ, người Pháp đã tặng ông những tòa biệt thự đẹp nhất ở những khu du lịch nổi tiếng của cả nước, để nhà vua có thể tập trung vào các thú ăn chơi, khi quyền hành thực tế của ông gần như không có.

Như tại bãi biển nghỉ mát Đồ Sơn, Hải Phòng, Bảo Đại được tặng tòa biệt thự hình bát giác tường xây bằng đá nằm trên triền núi Vung, với độ cao 40m và tầm nhìn bao quát cả vùng biển rộng lớn. Tòa nhà này được Toàn quyền Đông Dương Pasquier xây dựng vào năm 1928, và thường xuyên tiếp đón vua Bảo Đại đến nghỉ dưỡng, sau đó được toàn quyền Pháp tặng luôn cho nhà vua, như một hành cung chính thức của triều đình ở miền Bắc nước ta. Rất tiếc, tòa biệt thự nguyên gốc đã bị phá hủy trong chiến tranh, và hiện nay tòa nhà mang tên “Dinh vua Bảo Đại” chỉ là công trình được phục chế trên mảnh đất cũ.

Bảo Đại đặt tổng hành dinh tại Dinh 1 để làm việc trong thời gian làm quốc trưởng chính phủ bù nhìn

Cũng trong thời gian Bảo Đại quay trở lại hợp tác với Pháp, ông đặt tổng hành dinh tại tòa biệt thự ở Đà Lạt, ngày nay được gọi là Dinh I. Đây là căn biệt thự được xây dựng trước năm 1940, từng là biệt thự của triệu phú người Pháp Robert Clément Bourgery. Sau đó, biệt thự được gia đình Hoàng hậu Nam Phương mua lại. Bảo Đại đặt tổng hành dinh tại đây để làm việc trong thời gian làm quốc trưởng chính phủ bù nhìn (giai đoạn 1949-1954). Nằm trên đường Trần Quang Diệu cách trung tâm Đà Lạt 4 km về hướng đông nam, Dinh I nằm trên một ngọn đồi cảnh đẹp và thơ mộng, ở độ cao 1.550 m. Công trình được xây dựng ở giữa rừng thông, trên một chỏm đồi nhìn xuống thung lũng là nơi săn bắn xưa kia của Bảo Đại.

Trong thời gian này, gia đình cựu hoàng sinh sống ở Dinh III. Tọa lạc trên ngọn đồi với độ cao 1.539 m ở đường Triệu Việt Vương, Dinh III là dinh thự đẹp và trang nhã, với kiến trúc hiện đại nằm giữa một rừng thông, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng uyển, rừng Ái ân. Hiện nay, Dinh III vẫn giữ được gần như nguyên trạng ban đầu. Dinh có tầng dưới dùng làm nơi hội họp, tiếp khách, yến tiệc…; trên lầu là nơi nghỉ của vua, hoàng hậu và các hoàng tử, công chúa. Những dấu ấn về kiến trúc, trang thiết bị nội thất và những kỷ vật của một thời vàng son vẫn còn in rõ nét trong căn biệt thự màu vàng xinh xắn này.

Bảo Đại trả lời vắn tắt: "Không có dinh Toàn quyền thì ta ngự dinh Mont-Joye ở Hanh Thông Tây là dinh của quốc cữu Lê Phát An (bác ruột Nam Phương hoàng hậu)". Kết quả là người Pháp đã phải chi tiền kéo điện vào dinh của quốc cữu. Ông Lê Phát An vốn là một tỷ phú nổi danh đất Sài Gòn, là con trai trưởng của ông Lê Phát Đạt (tức Huyện Sỹ) - một trong bốn đại điền chủ nổi tiếng nhất Nam kỳ lục tỉnh. Dinh Mont-Joye Hạnh Thông Tây của ông ngày nay không còn, nhưng vị trí chính là khu đất Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp.

Gần đây, báo chí nhắc nhiều đến tòa biệt thự ở phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội là có liên quan đến cựu hoàng Bảo Đại. Đây cũng là một tòa biệt thự đẹp, cổ kính và có những đường nét kiến trúc tinh xảo, tuy hiện đại nhưng vẫn mang đậm dấu ấn phương Đông. Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy cựu hoàng từng sinh sống ở đây. Nhiều khả năng, đây là tài sản riêng của Nam Phương hoàng hậu hoặc gia đình bà.

Còn sau khi thoái vị năm 1945 và được mời ra Hà Nội giữ chức Cố vấn tối cao của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cựu hoàng sinh sống ở tòa biệt thự số 51, Trần Hưng Đạo. Đây vốn là tư dinh của Thị trưởng Hà Nội. Khi ở Hà Nội, cựu hoàng không đi cùng Nam Phương hoàng hậu, nên tại đây, ông được dịp bay nhảy cùng tình nhân của mình, như bà “thứ phi” Mộng Điệp. Tòa biệt thự này hiện là trụ sở của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, nhưng đã nhiều phần xuống cấp.

Còn ở Sài Gòn, do thời Pháp hoàn toàn là thuộc địa của Pháp, nên cựu hoàng không sở hữu bất động sản nào. Theo câu chuyện của học giả Vương Hồng Sển kể lại trong cuốn tự truyện “Hơn nửa đời hư”, thì năm 1942, khi chính quyền thực dân mời vua Bảo Đại vào thăm Sài Gòn, ông đánh điện trả lời: "Bằng lòng Nam du, nhưng sẽ dùng làm hành cung, đại dinh Toàn quyền đường Norodom”. Toàn quyền Đông Dương Decoux đã phải bay vào chiếm trước dinh, và điện trả lời vua An Nam thông cảm lưu trú nơi dinh đường Lê Quý Đôn ngày nay, là dinh đầy đủ tiện nghi và trước đây đã làm chỗ ngự cho Tân vương thái tử.

Sướng, bởi vua tuy được người Pháp “phát lương”, nhưng có những khoản thừa kế kếch xù, vị vua Tây học này có thể vung tay mua hầu hết những thứ xa xỉ nhất mà mình muốn, từ du thuyền, bộ sưu tập xe hơi hiện đại nhất, xây sân golf, cho đến mua cả máy bay cá nhân để thỏa mãn đam mê bay lượn.

Trên khắp cả nước, nhà vua cũng sở hữu hoặc được tặng những tòa dinh thự nguy nga, hiện đại, mà ngày nay, nhắc đến những cái tên “biệt điện Bảo Đại”, “dinh Bảo Đại”, chúng ta vẫn phải trầm trồ thán phục.

Ra đời khi cha mình vẫn chưa được đưa lên ngôi vua, công tử Vĩnh Thụy được sinh ra tại phủ đệ riêng của cha mình là Phụng Hóa công Bửu Đảo, là phủ An Định. Sau khi người Pháp phế truất vị vua yêu nước Duy Tân, Bửu Đảo được chọn đưa lên ngôi, trở thành vua với niên hiệu Khải Định. Là người yêu thích kiến trúc phương Tây, nhà vua đã xây cho mình trong đại nội tòa điện Kiến Trung với hai tầng lầu làm nơi ăn ngủ, làm việc và sinh hoạt.

Tòa điện kết hợp nhiều phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam, và được bố trí những tiện nghi hiện đại như được lắp điện, có nhà vệ sinh kiểu phương Tây. Phủ cũ An Định cũng được vị vua nâng cấp lên thành “cung” và cho xây dựng lại với phong cách hiện đại, nguy nga như một lâu đài kiểu Pháp với ba tầng lầu soi bóng bên dòng sông An Cựu. Do đây là tài sản riêng của nhàvua, coi như phủ đệ riêng của Vĩnh Thụy khi ông được phong làm Hoàng thái tử, nên sau khi bàn giao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng tháng 8 năm 195, cựu hoàng Bảo Đại cùng gia quyến đã chuyển về cung An Định sinh sống.

Bên trong cung An Định

Còn ở Vũng Tàu, nổi bật trên triền núi Lớn với tầm nhìn bao quát cảnh biển, tòa Bạch Dinh cũng là một công trình kiến trúc được người Pháp xây dựng, sử dụng từ đầu thế kỷ 20 và sau đó được nhượng cho vua Bảo Đại làm địa điểm nghỉ mát, nên cũng gắn bó với tên của cựu hoàng. Tòa biệt thự hai tầng mái ngói mang kiến trúc châu Âu này do toàn quyền Paul Doumer xây dựng trên vị trí của một pháo đài cũ của triều Nguyễn, và hoàn thành năm 1902.

Nằm giữa một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ, Bạch Dinh từng là nơi nhiều vị toàn quyền Đông Dương đến để nghỉ mát, và từng là nơi người Pháp quản thúc cựu hoàng Thành Thái. Tòa nhà được nhượng lại cho vua Bảo Đại năm 1934. Sau này, Bạch Dinh trở thành nơi nghỉ mát của các quan chức cao cấp chính quyền Việt Nam cộng hòa.

Cũng được người Pháp xây và sử dụng trước đó, là trường hợp tòa biệt thự ngắm trọn vẹn bãi biển Nha Trang, mang tên “biệt thự Cầu Đá”, sau này được biết đến với tên “lầu Bảo Đại”. Đây là cụm biệt thự mang tên các loài cây được xây dựng năm 1923, làm nơi ở của các nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang. Những năm đầu thập niên 1940, vua Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến khu biệt thự này nghỉ mát và sử dụng biệt thự Les Agaves (Xương rồng), nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Dù vậy, thực chất đây không phải bất động sản mà cựu hoàng sở hữu.

Thuộc về cựu hoàng, phải nói đến Biệt điện Bảo Đại nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Tòa nhà trước đây là một nhà sàn làm nơi ở của Sabatier, Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, nằm trong một khuôn viên nhiều cây cổ thụ có diện tích lên tới gần 7ha. Tòa nhà sau đó được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê, mái ngói, sàn gỗ, với tầng hầm bê tông kiên cố ở phía dưới. Ngôi nhà hoàn thà

Là một người ham mê săn bắn, nên vua Bảo Đại còn có một dinh thự nữa gắn với thú vui này tại Đắk Lắk. Đó là căn biệt thự nằm trên một ngọn đồi rất đẹp ở hồ Lăk, nay thuộc địa phận thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk. Khu biệt điện này là một tòa nhà ba tầng tương đối đồ sộ, được xây theo lối kiến trúc hiện đại với một mái xiên vào năm 1951, lúc Bảo Đại làm Quốc trưởng để làm nơi dừng chân khi vua và gia đình lên đây nghỉ mát hoặc trong những chuyến đi săn của nhà vua, trong đó có cả những chuyến săn voi.

Biệt điện nằm trên chóp một ngọn đồi cao 422 mét so với mặt nước biển, với tầm nhìn bao quát khắp hồ Lăk – hồ nước ngọt tự nhiện lớn nhất Tây Nguyên, bao quanh là những cánh rừng nguyên sinh. Ngọn đồi này được người dân trong vùng gọi là đồi Bảo Đại. Khu biệt điện này do đích thân Hoàng hậu Nam Phương chịu trách nhiệm đứng ra cho thi công và trả tiền cho công trình kiến trúc nằm giữa vùng hẻo lánh, địa hình hiểm trở này.