Lê Tiên Long
THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA, LINH TỪ QUỐC MẪU TRẦN THỊ DUNG LÀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐEM LẠI NGUỒN CẢM HỨNG CHO CÁC VĂN NHÂN ĐỜI SAU CA NGỢI, BẰNG NHIỀU LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT.
Bộ ảnh trong một dự án nghệ thuật của NTK Lê Long Dũng, thể hiện Thái hậu Dương Vân Nga qua tạo hình của Hoa hậu Khánh Vân

Theo sử sách, Thái hậu họ Dương, chỉ trong dã sử mới gọi bà là Dương Vân Nga. Có thuyết cho rằng bà là con gái của Dương Tam Kha, tức cháu của Dương Đình Nghệ. Thái hậu sinh vào khoảng năm 952 và mất năm 1000 tại cố đô Hoa Lư.

Là Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng, Thái hậu Dương Vân Nga đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.

Sử viết, năm 980, khi Vua trẻ nhà Đinh là Đinh Toàn mới 6 tuổi và ở biên giới, quân Tống đang lăm le xâm lược, tướng sĩ triều đình đều muốn tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế để thống lĩnh quân dân chống giặc. Lúc này, Dương Thái hậu đã có một hành động mang tính biểu tượng cao, khi bà sai thị nữ lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời ông lên ngôi hoàng đế. Nhờ đó, quân dân Đại Cồ Việt đã đoàn kết một lòng dưới sự chỉ huy của hoàng đế Lê Hoàn, đánh tan quân Tống xâm lược. Sau đó, Lê Hoàn đế lập bà làm hoàng hậu, với tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng hậu.

Sự kiện này đã gây ra dư âm dữ dội trong lịch sử, khi hình ảnh một "hoàng hậu của hai triều Vua" đã khiến giới sĩ phu, các nhà chép sử theo ý thức hệ Nho giáo phê phán kịch liệt. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ khoác long cổn của chồng lên mình một viên tướng được cả triều đình tín nhiệm lại sống mãi trong lòng dân chúng như một biểu tượng cao đẹp của sự hy sinh quyền lợi của vương triều, của gia tộc vì lợi ích chung của đất nước.

Do đó, đời sau đã tạc tượng Thái hậu, thờ trong đền vua Lê Đại Hành, nhưng đến ngày kị của vua Đinh Tiên Hoàng vẫn làm nghi lễ rước tượng, đưa bà sang đền thờ vua Đinh rồi cúng xong lại rước ngược về đền vua Lê. Nghi lễ này diễn ra mãi cho đến khi vị quan cai trị địa phương thời nhà Lê là An Phủ sứ lộ Trường Yên Lê Thúc Hiến ra lệnh bãi bỏ vì cho rằng không phù hợp với quan điểm đạo đức Nho giáo.

Dù vậy trong lòng nhân dân, Dương Thái hậu vẫn là một tấm gương đẹp. Trong cuốn sử thi "Hoàn vương ca tích" được tìm thấy tại tỉnh Hà Nam đã ca ngợi bà: "Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn. Mắt kia sao mọc cờn cờn. Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân".

Bà là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác trong các loại hình nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật truyền thống như vở cải lương kinh điển “Thái hậu Dương Vân Nga”, kịch “Làm vua” của Nguyễn Đăng Chương, phim điện ảnh hay thậm chí là những bộ ảnh độc đáo.

Tiêu biểu nhất phải kể đến nghệ thuật cải lương với vở diễn kinh điển “Thái hậu Dương Vân Nga”. Vai “Hoàng hậu của hai vua” được thủ vai bởi các nghệ sĩ lớn như NSND Bạch Tuyết, NSND Ngọc Giàu hay cố NSƯT Thanh Nga. Vai diễn Thái hậu Dương Vân Nga của các nghệ sĩ này là đỉnh cao khó có thể vượt qua.

Vở diễn nguyên thể là một vở chèo do tác giả Trúc Đường biên soạn, sau đó đã được các tác giả Hoa Phượng - Chi Lăng chuyển thể sang kịch bản cải lương và chinh phục hoàn toàn khán giả miền Nam cũng như khán giả yêu cải lương trên cả nước. Đây là một trường hợp đặc biệt của sân khấu cải lương nước ta sau ngày giải phóng, gắn với một giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” của đất nước những năm cuối thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước.

Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là nhân vật có nhiều tranh cãi về công – tội, đặc biệt dưới nhãn quan Nho giáo. Tuy nhiên, chính các sử gia như Ngô Sĩ Liên cũng phải công nhận, bà có công rất lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Trần Thị Dung là nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, khi là vợ của vua Lý Huệ Tông, mẹ của nữ vương Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu – vợ vua Trần Thái Tông. Tuy nhiên, sau khi nhà Trần thay nhà Lý, chồng cũ bị ép phải tự tử, bà lại được gả cho Thái sư Trần Thủ Độ, rồi được tôn phong làm Thiên Cực công chúa, biệt hiệu Quốc mẫu, được hưởng quy chế ngựa, xe, nghi trượng ngang hàng với hoàng hậu.

Sử sách phong kiến (được biên soạn thời Lê) chê trách bà kịch liệt về chuyện tái giá này. Bên cạnh đó, bà và Trần Thủ Độ còn là tác giả âm mưu ép con gái trưởng của bà là Công chúa.

Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là vợ Trần Thủ Độ, rường cột của nhà Trần, là bậc “quốc mẫu”, Linh Từ đã góp phần to lớn trong việc hỗ trợ triều đình trong lúc nước sôi lửa bỏng, để cùng quân dân chống giặc.

Thuận Thiên, vợ An Sinh vương Trần Liễu, lúc đó đang có mang, phải làm vợ của Trần Thái Tông, người cưới Công chúa Chiêu Thánh hoàng hậu (Lý Chiêu Hoàng) mà chưa có con. Vụ “cướp vợ” này đã khiến Trần Liễu căm giận nổi loạn, dẫn đến cái chết của biết bao thuộc hạ của ông.

Là vợ Trần Thủ Độ, rường cột của nhà Trần, là bậc “quốc mẫu”, Linh Từ đã góp phần to lớn trong việc hỗ trợ triều đình vào lúc nước sôi lửa bỏng, để cùng quân dân chống giặc.

Sử gia Ngô Sĩ Liên, trong “Đại Việt sử ký toàn thư” đã phải hạ bút viết: “An Sinh vương có hiềm khích với Thái Tông, nhưng Linh Từ đã ra sức hòa giải, nhờ đó mà anh em lại tình nghĩa như xưa. Đến khi người Nguyên tắt đường vào cướp, kinh thành

thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, giữ gìn hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tướng soái thoát khỏi giặc cướp, lại khám xét thuyền các nhà chứa giấu quân khí đều đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều mà phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng. Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần”.

Cuộc đời của Linh Từ Quốc mẫu là nguồn cảm hứng cho vô số tác phẩm nghệ thuật đời sau, điển hình là giai thoại về tình yêu của bà với một vị tướng của triều Lý là Phùng Tá Chu, người sau này cũng có công phò tá nhà Trần. Một số tác phẩm điển hình như kịch “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi, kịch "Luận anh hùng" của Lê Chí Trung mà Nhà hát Cải lương Hà Nội dàn dựng. Trần Thị Dung cũng là nhân vật trong tiểu thuyết “Trần Thủ Độ” của Trần Thanh Cảnh, kịch “Mỹ nhân và anh hùng” của tác giả Chu Thơm, hay phim truyền hình “Thái sư Trần Thủ Độ” với Lã Thanh Huyền trong vai Trần Thị Dung.