HỘI HOẠ
Đỉnh cao
nghệ thuật
Vì sao nghệ thuật
lại đắt đỏ?
Vì sao nghệ thuật
lại đắt đỏ?
Khi giới siêu giàu
mua tranh
Làm sao để trở thành
nhà sưu tầm nghệ thuật?
Những bức tranh
đắt nhất thế giới
Chân dung
"Tứ kiệt trời Âu"
Khi điện ảnh
tôn vinh nghệ thuật
Vincent Van Gogh (1853-1890), danh họa Hà Lan, là một trong những gương mặt vĩ đại nhất của trường phái ấn tượng thế giới. Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài hoa, cô độc và bệnh tật.
Bài: Hoài Điệp
Nghệ thuật vượt xa những gì chúng ta cảm thụ được qua ba giác quan cơ bản là thị giác, thính giác và xúc giác. Nghệ thuật không có biên giới, quy tắc, cũng không tự xác định như thế nào mới được gọi là nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật thời nay lại là một ngành công nghiệp có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm – đây chắc chắn là con số rất ít người có thể hình dung tới.
Vincent Van Gogh (1853-1890), danh họa Hà Lan, là một trong những gương mặt vĩ đại nhất của trường phái ấn tượng thế giới. Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài hoa, cô độc và bệnh tật.
Bài: Hoài Điệp
Nghệ thuật vượt xa những gì chúng ta cảm thụ được qua ba giác quan cơ bản là thị giác, thính giác và xúc giác. Nghệ thuật không có biên giới, quy tắc, cũng không tự xác định như thế nào mới được gọi là nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật thời nay lại là một ngành công nghiệp có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm – đây chắc chắn là con số rất ít người có thể hình dung tới.
Vincent Van Gogh (1853-1890), danh họa Hà Lan, là một trong những gương mặt vĩ đại nhất của trường phái ấn tượng thế giới. Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài hoa, cô độc và bệnh tật.

Theo báo cáo của Art Basel và Công ty Phân tích – Tư vấn tài chính UBS, thị trường nghệ thuật toàn cầu đạt mức doanh thu kỷ lục 67,4 tỷ USD vào năm 2018. Tháng 5/2019, pho tượng mang tên Rabbit (Chú thỏ) của Jeff Koons đã được đấu giá thành công ở nhà Christie’s, khi một người mua ẩn danh đã phải trả đến 91,1 triệu USD để sở hữu nó. Đây cũng là mức giá kỷ lục cho tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ đang còn sống thực hiện, trong khi đó, bức tranh Salvator Mundi của danh họa Leonardo Da Vinci cũng trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt nhất mọi thời khi được đấu giá thành công ở mức 450 triệu USD, cũng tại nhà Christie’s.

Trở lại với câu hỏi, cũng là nhan đề của bài viết này, thì câu trả lời lại rất lưng chừng: rất khó định giá nghệ thuật. Việc đầu tiên cần làm là xem xét lại khái niệm “nghệ thuật”, thứ chúng ta có thể nói đến hằng ngày nhưng lại ít người hiểu về nó một cách tường tận. Đây là khái niệm vô cùng rộng lớn vì có quá nhiều loại hình nghệ thuật đã ra đời cùng sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, định nghĩa về nó lại khá ngắn gọn: “nghệ thuật là tác phẩm do kỹ năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người tạo ra”. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều sở hữu trí tưởng tượng và ít nhiều năng lực sáng tạo, nên câu hỏi lại một lần nữa được đặt ra theo cách cụ thể hơn: “vì sao một số tác phẩm nghệ thuật lại đắt đỏ đến vậy?”.

Chúng ta nên nhận thức rõ một điều, giá trị của tác phẩm nghệ thuật do người cảm thụ quyết định. Một bức tranh của Picasso chẳng hạn, có thể đáng giá hàng triệu USD với người này, nhưng lại chẳng đáng đến vài đồng với người kia. Nếu chúng ta thấu hiểu được, kết nối được, đồng điệu được với tác phẩm qua cảm xúc và cả các khía cạnh “kỹ thuật” (như thủ pháp, tên tuổi của nghệ sĩ, niên đại, kích thước, ý tưởng, những chủ nhân trước đó...), chúng ta sẽ thấy nó có giá trị. Tuy nhiên, đừng bao giờ thưởng thức một tác phẩm qua giá trị kinh tế. Nghệ thuật cần được ngưỡng mộ chân thành từ đáy con tim.

Tác phẩm của Keith Haring
Keith Haring (4/5/1958 – 16/2/1990) nổi tiếng với các tác phẩm phản ánh văn hóa đường phố của thành phố New York những năm 1980

Trong các loại hình nghệ thuật, hội họa là nơi tạo ra những tác phẩm đắt giá nhất. Bởi các tác phẩm hội họa (và cả điêu khắc) có tính nguyên bản (original) cực cao. Khả năng độc đáo của các nghệ sĩ là chắt lọc những gì họ thấy trong trí tưởng tượng để biến thành vật chất mà người khác có thể nhìn thấy, có thể thưởng thức được. Dĩ nhiên, ngoài sức sáng tạo, nó cũng đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật khác – kết hợp giữa tài năng và khổ luyện. Mỗi bức tranh hay mỗi bức tượng đều nguyên bản và độc nhất vô nhị, không bao giờ có một bản sao hoàn toàn chính xác, cho dù đích thân tác giả đứng ra thực hiện.

Ví dụ, màu vẽ có thể không được pha trộn chính xác, nhiệt độ thay đổi hằng ngày cũng ảnh hưởng đến chất lượng màu, thậm chí thời gian khô khác nhau cũng có thể làm cho màu của bức tranh thay đổi theo. Chưa kể đến việc tái tạo các nét vẽ giống nhau là điều bất khả. Các bản in lại càng không thể hiện được sự sống động của bản gốc, chúng thuần túy chỉ là bản sao mang tính kỹ thuật chứ không phải tác phẩm nghệ thuật thực sự. Như thế, chỉ một người có thể sở hữu tác phẩm gốc. Nghệ sĩ càng nổi danh, nhu cầu sở hữu tác phẩm càng lớn. Và đấu giá là hình thức “tranh đoạt” công bằng nhất, nhưng theo đó, giá cả cũng bị đẩy lên cao, thậm chí tới mức điên rồ.

Một lý do nữa, dù tế nhị nhưng lại được giới chuyên môn cực kỳ coi trọng, nhất là trong khâu thẩm định giá. Đó là việc tác giả còn sống hay đã qua đời. Và thực tế thì đúng là quá phũ phàng khi cái chết luôn làm tăng giá trị của tác phẩm. Như Van Gogh là một trường hợp kinh điển. Ông rời bỏ cuộc sống khi mới 37 tuổi trong cảnh nghèo khó và chỉ đến lúc đó, thị trường mới nhận ra nghệ sĩ này tài hoa nhường nào, tranh của ông đẹp đẽ và hoàn hảo đến nhường nào. Ngoài Van Gogh, những họa sĩ lẫy lừng khác như Jackson Pollock, August Macke, Keith Haring đều không được tận hưởng niềm vui thành công khi còn tại thế.

Giải thích cho sự éo le này ở khía cạnh tài chính, một nhà sưu tập giấu tên cho biết, những họa sĩ đã qua đời thì không thể sáng tác thêm, dẫn đến nguồn cung hạn chế, giá cả tăng phi mã cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, các tác phẩm xuất sắc nhất của các nghệ sĩ lỗi lạc nhất hầu hết đã yên vị trong bảo tàng và không có cơ hội xuất hiện ở các nhà đấu giá, vì thế, đôi khi, những tác phẩm “xoàng xĩnh” hơn về chất lượng cũng có thể đạt tới mức giá không tưởng vì sở hữu chúng vẫn là điều may mắn và hạnh phúc với bất kỳ cá nhân nào hội tụ đủ hai yếu tố: tình yêu nghệ thuật đích thực và khả năng chi trả.

Đến đây, một câu hỏi khác sẽ được đặt ra, theo các chuyên gia, là rất cần thiết cho những người mới đặt chân vào thế giới vừa rộng lớn vừa phức tạp như rừng rậm Amazon: vậy thì, những kiệt tác có gì đặc biệt để trở thành kiệt tác? Đầu tiên, ai cũng biết, nó phải được công nhận rộng rãi, tối thiểu về các khía cạnh chuyên môn, mà chủ yếu là kỹ thuật thể hiện của nghệ sĩ. Ngoài ra, danh tiếng của họa sĩ, cộng thêm những câu chuyện bên lề sẽ giúp đưa tác phẩm lên đỉnh, mà bức Mona Lisa trứ danh của Leonardo da Vinci lại là một minh chứng rõ nét.

Vào đầu thế kỷ XX, bức tranh này đã nằm ở bảo tàng Louvre (Pháp) nhưng không được quan tâm nhiều bằng tranh của các họa sĩ Phục hưng khác như Titian hay Raphael. Tuy nhiên, sau khi nó bị đánh cắp và tìm lại được trong năm 1911 cùng phiên tòa gây tiếng vang lớn vì tên trộm người Italia đã biện luận rằng hành động của anh ta thể hiện tình yêu nước cao cả, Mona Lisa bỗng nhiên được chú ý nhiều hơn. Cứ thế, đám đông kéo tới chiêm ngưỡng nụ cười bí ẩn ngày một đông đảo hơn, chủ yếu do tò mò. Nhưng chỉ như thế là đủ để trong vòng vài chục năm ngắn ngủi, Mona Lisa trở thành bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, và nếu nó hiện diện ở hai nhà Christie’s hay Sotheby’s, mức giá gõ búa ước chừng sẽ đạt tới 850 triệu USD.

Titian là một trong 10 cây cọ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tài năng của ông trở thành nguồn động lực chính thúc đẩy những tuyệt đỉnh nghệ thuật của giai đoạn hậu Phục hưng. Giới sử gia gọi thế kỷ XVI trong lịch sử sáng tác nghệ thuật của nhân loại là “Thế kỷ hội họa của Titian”

Một minh chứng khác cũng mang tính điển hình không kém, là tác phẩm sắp đặt của Marcel Duchamp mang tên Fountain (tạm dịch là Suối nguồn), ra mắt năm 1917. Nhờ những đóng góp không mệt mỏi cho trào lưu avant-garde (bao gồm lập thể, Dada và nghệ thuật ý niệm), Marcel Duchamp đã nhận được sự ngưỡng mộ và tôn vinh từ các đồng nghiệp và cả giới phê bình trên toàn cầu. Cũng vì vậy, bản sao của Fountain – chỉ là một chiếc bồn tiểu bằng sứ dựng ngược – đã bán được với mức giá “không tưởng” 1,9 triệu USD vào năm 1999, và nếu bản gốc không bị thất lạc, con số này có thể tăng lên khoảng 10 lần.

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác có thể tác động đến giá của một tác phẩm nghệ thuật, như thời gian sáng tác thường lâu dài, tiền mua nguyên vật liệu ngày càng cao, mức phí để tác phẩm có thể xuất hiện ở các gallery hay các buổi triển lãm – càng danh giá, càng uy tín thì nghệ sĩ càng phải chi nhiều. Nhưng khi đã được trưng bày ở những gallery nức tiếng như David Zwirner hay Hauser & Wirth, giá của tác phẩm sẽ tự động “bật” lên một mức mới – chắc chắn không dành cho nhóm khách “bình dân” hay vãng lai – bởi nó cho thấy nghệ sĩ đã đạt tới một trình độ được thừa nhận về sự điêu luyện. Ngoài ra, tranh khổ càng lớn thì giá cũng càng cao, điều này là hiển nhiên không có gì phải bàn cãi thêm.

Nhưng, thật may cho hầu hết chúng ta, là chỉ một phần nhỏ nằm ở đỉnh chóp của nghệ thuật mới đắt đỏ. Vẫn theo báo cáo của Art Basel và UBS, chỉ 0,2% nghệ sĩ có tác phẩm bán với giá từ 10 triệu USD trở lên, nhưng khoảng 32% trong doanh số 67,4 tỷ USD của năm 2018 là từ nhóm tác phẩm 10 triệu USD trở lên này. Còn những người yêu nghệ thuật bình thường vẫn có thể mua tác phẩm của các nghệ sĩ mới nổi ở các gallery nhỏ và độc lập với mức giá phải chăng. Internet cũng là một kênh bán hàng lý tưởng của nhóm nghệ sĩ này, tuy nhiên, người mua cũng cần cẩn trọng và nên có nguồn tử tế để “nhờ vả”.

Tuy nhiên, một “vấn nạn” đang âm thầm diễn ra và đã xuất hiện những lời cảnh báo nghiêm túc, nhất là trong bối cảnh đại dịch đã làm đảo lộn nhiều thứ, bao gồm cả thị trường nghệ thuật. Đó là các gallery nhỏ lẻ đang phải vật lộn với nhiều khó khăn để tồn tại – khi lượng khách hàng liên tục sụt giảm trong hai năm vừa qua. Nếu bị đóng cửa với số lượng lớn (trên phạm vi toàn cầu), đây sẽ là một thảm họa thực sự cho hệ sinh thái của thế giới nghệ thuật. Các nghệ sĩ trẻ, độc lập hoặc bán chuyên mất một kênh kết nối với khách hàng, người mua đại chúng mất chỗ tin cậy để tiếp cận với các tác phẩm “đàng hoàng, tử tế và hợp túi tiền”.

Cách cứu vãn hợp lý nhất là để lợi nhuận ở tầng đỉnh chóp nhỏ giọt xuống tầng giữa và tầng cuối, bởi suy cho cùng, ngoài dạng thiên tài “trăm năm hiếm gặp”, có nghệ sĩ lẫy lừng nào không xây dựng tên tuổi của mình từ sự vô danh…

Cho đến giờ, nhiều người vẫn chưa lý giải nổi vì sao tác phẩm Rabbit trông có vẻ đơn giản này lại được bán với mức giá hơn 90 triệu USD
KHI GIỚI
SIÊU GIÀU
MUA TRANH
Bài: Phi Tuyết
Nếu được tiêu số tiền lên đến 500 triệu USD, chúng ta sẽ mua những gì? Lựa chọn nhiều không kể xiết, như tòa lâu đài cổ với 28 phòng ngủ ở ngoại ô Paris và khoảng 9 dinh thự tương đương như vậy, 100 chiếc Koenigsegg CCXR Trevita – mẫu xe hơi đắt giá nhất từng được sản xuất, hoặc 6 máy bay cá nhân Boeing 757 phục vụ cho việc di chuyển. Nhưng cũng có người lại chọn mua bức Salvator Mundi của Leonardo da Vinci giá 450 triệu USD, hoặc bức Number 17A của Jackson Pollock và Interchange của Willem de Kooning, cộng vào vừa đúng 500 triệu USD. Vì tình yêu nghệ thuật hay còn vì lý do nào khác?

Chúng ta đã bao giờ tự hỏi, vì sao giới siêu giàu sẵn sàng đổ tiền vào nghệ thuật – mà chủ yếu là hội họa – và xu hướng này đang ngày càng trở nên phổ biến trong hơn hai thập niên trở lại đây? Nếu năm 1998, tổng doanh thu của thị trường nghệ thuật thế giới còn chưa chạm mốc 2 tỷ USD thì đến năm 2018 con số đã là 67,4 tỷ USD, gấp hơn 30 lần. Việc đầu tư vào nghệ thuật đã có từ hàng trăm năm trước nhưng nó chỉ thực sự được quan tâm đúng mức khi nhà đấu giá Sotheby’s hợp tác với một tờ báo xuất bản định kỳ chỉ số Time-Sotheby, cho thấy mức giá ngày càng tăng của các tác phẩm nghệ thuật. Thông điệp ở đây rất rõ ràng, nghệ thuật – nhất là hội họa – là khoản đầu tư nóng có thể vượt xa lợi nhuận của các loại tài sản truyền thống.

Ai cũng biết rằng, giới siêu giàu hiếm khi chịu để đồng tiền ngủ yên. Chính vì thế, mua một tác phẩm nghệ thuật đắt giá giúp thỏa mãn được nhiều nhu cầu, trong đó có đầu tư. Càng ngày, càng có nhiều người trẻ tuổi giàu có đổ tiền vào nghệ thuật – và họ nghiêm túc coi đó là đa dạng hóa danh mục đầu tư, một kênh tương đối an toàn để kiếm lợi nhuận, hơn là một món tài sản để yêu quý, để chiêm ngưỡng và để trân trọng. Bởi nghệ thuật cao cấp đã được chứng minh là có khả năng đặc biệt chống lại sự suy thoái và sụp đổ của nền kinh tế (trong đó, tranh của bốn họa sĩ đương đại được cho là giữ giá nhất, bao gồm Pablo Picasso, Salvador Dali, Jackson Pollock và Andy Warhol).

Ai cũng biết rằng, giới siêu giàu hiếm khi chịu để đồng tiền ngủ yên. Chính vì thế, mua một tác phẩm nghệ thuật đắt giá giúp thỏa mãn được nhiều nhu cầu, trong đó có đầu tư.

Cũng có thể, một người khi sở hữu một thứ gì đó họ thực sự ưa thích thì bắt đầu gán thêm giá trị cho nó và không sẵn sàng bán đi với mức giá tương đương khi mua vào. Vậy là, công việc đầu tư đã bắt đầu, dù là trong vô thức.

Ở đây, ngoài các yếu tố liên quan đến kỹ thuật, còn cần một chút may mắn, mà bức tượng Senufo của một nghệ sĩ vô danh người Burkina Faso là ví dụ điển hình. Tuy đã qua tay nhiều nhà sưu tập tên tuổi, đã được triển lãm ở nhiều bảo tàng nghệ thuật trên thế giới, nhưng giá của nó rất thấp cho tới khi lọt vào tay Myron Kunin. Đúng lúc này, giới chuyên môn lại công bố chỉ còn 5 tác phẩm như Senufo tồn tại trên đời, và lập tức, bức tượng đã đạt mức giá kỷ lục 12 triệu USD trong cuộc đấu giá năm 1994 tại nhà Sotheby’s, trở thành tác phẩm nghệ thuật châu Phi đắt đỏ nhất mọi thời.

Tác phẩm Interchange của Willem de Kooning

Chưa kể, ở nhiều quốc gia phát triển, luật thuế luôn dành một số ưu đãi nhất định cho những người thường xuyên mua tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Cho nên, đây cũng là một kênh tránh thuế “thông minh và giúp nâng cao vị thế” của giới siêu giàu. Như ở Mỹ, nếu bán tranh xong và chuyển tiền vào ngân hàng, người bán sẽ phải nộp phần thuế trên lãi. Nhưng nếu đầu tư vào một tác phẩm nghệ thuật có giá tương đương hoặc đắt hơn, thì lại không phải nộp phần thuế đó. Cho nên, việc mua bán nghệ thuật của nhiều người siêu giàu diễn ra rất thường xuyên cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng lý do phổ biến hơn, là khi trở nên giàu có, người ta thường coi sưu tầm nghệ thuật là một phần không thể tách rời trong lối sống. Mà khái niệm nghệ thuật ở đây phải đến 90% là tranh, 5% là tác phẩm điêu khắc và chỉ 5% dành cho các loại hình khác. Một người giàu muốn được xã hội đánh giá bằng thái độ thiện chí hơn, muốn nhanh chóng trở nên “thông minh và quyến rũ” hơn trong mắt cộng đồng cùng đẳng cấp, thì ngoài làm từ thiện, mua tranh, tượng là cách thức phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất. Muốn nâng cao hình ảnh và vị thế, thì thường xuyên xuất hiện tại các cuộc đấu giá, các gallery và triển lãm nghệ thuật cao cấp chính là việc nên làm – và ra về với một vài “chiến lợi phẩm” thì không còn gì tuyệt vời bằng.

Cũng có nhiều người, mua tranh chỉ đơn thuần để làm phong phú môi trường sống và làm việc, khiến cho quãng thời gian họ ở đó trở nên thú vị hơn. Đó cũng là một phương pháp hữu ích giúp nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật. Và vì giàu có nên họ sẵn sàng chi trả cho những bức tranh đắt đỏ của các họa sĩ tên tuổi. Cứ thử hình dung xem, những tòa lâu đài cổ kính, những căn biệt thự hay penthouse triệu USD mà không có bóng dáng của dăm ba bức tranh đẳng cấp trên tường sẽ trống trải đến mức nào. Tờ The Atlantic, trong một bài viết sắc sảo đã bình luận, nhiều tỉ phú, triệu phú mua tranh để cho cả thiên hạ thấy họ giàu có và chịu chơi đến mức nào. Tuy nhiên, đây lại là cách thể hiện dễ được chấp nhận nhất trong số hàng trăm cách thể hiện khác nhau của giới siêu giàu.

Những người đứng đầu các công ty, tập đoàn lớn còn nêu ra một lợi ích khác của việc thưởng ngoạn nghệ thuật cao cấp – mà cụ thể ở đây là tranh. Đó là việc dễ dàng khơi dậy trí tưởng tượng, tìm thấy nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo, nghĩ ra những phương thức đột phá táo bạo mà người thường ít khi hình dung tới. Mà xét lại cho kỹ thì mua tranh có giá từ hàng trăm ngàn cho tới triệu USD cũng là một dạng đột phá về tư duy rồi, nếu không phải có tình yêu đặc biệt dành cho nghệ thuật. Bởi từ hàng chục năm nay, khi cầm trong tay vài triệu đến hàng chục triệu USD, thứ khác thường mà một người giàu có muốn mua thường là dăm ba cánh đồng nho và vài nhà chưng cất rượu vang, chứ ít khi lại là một bức tranh.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất, chính yếu nhất và thường được nêu ra đầu tiên lại chỉ đơn giản là “niềm vui được sở hữu”. Thậm chí, nó còn là động lực thúc đẩy việc “xuống tiền” còn mạnh mẽ hơn cả đầu tư, tránh thuế, đa dạng hóa danh mục đầu tư. “Sở hữu một bức tranh đắt giá, được công chúng thèm khát mang đến cảm giác sung sướng và thăng hoa thực sự, kể cả khi người mua chưa thực hiểu nắm bắt được mọi giá trị của nó”, đó là lời nhận xét rất xác đáng của một chuyên gia thuộc nhà đấu giá Christie’s.

Tác phẩm The Scream (Tiếng thét) của Edvard Munch

Với những người siêu giàu đã bước vào độ tuổi trung niên, sở hữu một đến hàng chục bức tranh đắt giá ở tầm kiệt tác còn mang tính gửi gắm và kỳ vọng vào các thế hệ tương lai. Bởi đó cũng là một dạng di sản, ở tầm vóc cao hơn những thứ thông thường họ để lại (như tiền bạc, tài sản, sự nghiệp). Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế tương đối phũ phàng, là lớp trẻ hầu như quan tâm đến việc bán những tác phẩm này hơn là tiếp tục chăm sóc, bảo quản và tìm hiểu giá trị của chúng. Sự khác biệt về mặt sở thích giữa các thế hệ là điều hiển nhiên, và cũng rất ít người có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách này.

Theo Knight Frank, một công ty tư vấn bất động sản uy tín của Anh quốc, thì có một mối liên quan tương đối mật thiết giữa những căn hộ hay biệt thự sang trọng với nghệ thuật. Rất nhiều người đã sẵn sàng mua những bức tranh đắt đỏ chỉ để nâng cao giá trị tổng thể của bất động sản, và kỳ lạ thay, “chiêu thức” luôn gặt hái được thành công, nhất là với những món bất động sản có giá trị từ khoảng 500.000 USD trở lên. Mọi người thường có tâm lý rộng mở và dễ dãi trước những bức tranh đẹp đẽ, giàu cảm xúc, dễ đi vào lòng người, nhất là khi chúng được coi là giá trị gia tăng của món hàng họ đang cân nhắc.

Còn với những ai đã có sẵn tình yêu nghệ thuật thì lý do thật sự đơn giản. Đó là những cảm xúc họ tìm thấy trong tranh. Mà những bức tranh nổi tiếng như Mona Lisa của Leonardo da Vinci, Guernica của Pablo Picasso hay The Scream (Tiếng thét) của Edvard Munch thì đều có năng lực khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ đến không tưởng.

Con người đôi khi cần những cách thức đặc biệt để giải tỏa cảm xúc, và hội họa thì luôn ngọt ngào, dù không phải lúc nào chúng cũng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hội họa ở đẳng cấp càng cao thì càng hấp dẫn khi được khám phá đến tận cùng.

Không chỉ vậy, mỗi bức tranh còn là một chứng nhân lịch sử - và sức hấp dẫn về khía cạnh này cũng thúc đẩy sự khát khao được sở hữu. Những bức tranh gắn liền với những sự kiện nổi tiếng, có nhiều câu chuyện độc đáo, kì bí xung quanh và trải qua nhiều thăng trầm luôn có giá cao, được thèm muốn nhiều hơn. Quay trở lại với vấn đề thẩm định giá tranh, đó là lý do để tranh của các nghệ sĩ đã qua đời thường bán được giá hơn rất nhiều so với những bức tranh có cùng chất lượng nghệ thuật, nhưng rủi ro thay, tác giả của chúng vẫn còn đang sống.

Làm sao để trở thành
nhà sưu tầm nghệ thuật?
Bài: Phi Tuyết
Không ai sinh ra đã là một nhà sưu tầm nghệ thuật. Tất cả những tấm gương thành công đều phải bắt đầu từ con số không, kể cả người may mắn sinh ra trong gia đình giàu truyền thống. Cho dù bạn đang tìm kiếm tác phẩm nghệ thuật cho mục đích gì đi chăng nữa – tình yêu và niềm đam mê, trang trí hay đầu tư – thì việc xây dựng một bộ sưu tập nghệ thuật phong phú và có giá trị cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian, kiến thức và dĩ nhiên, cả tiền bạc.

Chúng tôi không hề có tham vọng hướng dẫn bạn làm cách nào để trở thành một nhà sưu tầm nghệ thuật. Phần nào trong năng lựct hữu hạn của mình, chúng tôi chỉ muốn giúp bạn nhận ra con đường trước mặt cũng không đến mức quá chông gai và gian khó – để bạn thấy rằng, thế giới nghệ thuật thực sự xứng đáng cho bạn bỏ công sức khám phá, nhất là khi bạn sở hữu tâm hồn cởi mở và một chút tò mò.

Trước tiên, một số định kiến về sưu tầm nghệ thuật cần phải được gạt bỏ - cần nhớ rằng, niềm vui/công việc/hình thức đầu tư này không chỉ dành cho người giàu có và nổi tiếng. Có nhiều cách để xây dựng một bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng mà không bị phá sản, đồng thời, thu lượm thêm được những trải nghiệm phong phú, bổ ích. Rất, rất nhiều cái tên lẫy lừng trong giới sưu tầm đều bắt đầu với khoản ngân sách nhỏ khi họ bước chân vào thế giới này, mà cặp vợ chồng Herbert & Dorothy Vogel là một ví dụ điển hình. Từng được báo giới và dân trong nghề gọi là “cặp đôi sưu tầm nghệ thuật vô sản”, nhưng cặp đôi này đã tích lũy được tới 4.782 tác phẩm trong thời gian còn làm công chức ở thành phố New York, mà hầu hết là theo trào lưu tối giản và khái niệm, sau này được đánh giá là một trong những bộ sưu tầm nghệ thuật quan trọng nhất sau thập niên 1960 ở Mỹ.

Sự khác biệt của cặp đôi này nằm ở chỗ, họ chỉ mua theo sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân, những thứ có thể tự tay xách về trên taxi, trên tàu điện ngầm, có thể để tạm trong căn hộ một phòng ngủ nhỏ bé mà không phải quá quan tâm đến vấn đề bảo quản hay bảo vệ. Ở đây, có một nguyên tắc cơ bản cần nhớ, là phải biết rõ, phải xác định rõ những gì bạn thích, những gì làm cho bạn thấy hứng thú. Khi không thực sự bỏ tiền ra, dường như nói tôi thấy bức tranh này thật đẹp, tôi quá thích bức tranh kia là rất dễ dàng, nhưng khi ngiêm túc tìm mua một tác phẩm nghệ thuật, điều đó bỗng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Thật may mắn, việc nghiêm túc học hành, trau dồi kiến thức về nghệ thuật luôn là phần hay ho và đáng giá nhất trên chặng đường trở thành một nhà sưu tầm.

Cho nên, lời khuyên hữu ích của các chuyên gia cho các nhà sưu tầm mới vẫn là hãy mua những gì khơi gợi cảm xúc cho bạn, khiến bạn cảm thấy muốn sở hữu nó. Cuộc đời vốn ngắn ngủi, không nên lãng phí thời gian và tiền bạc vào thứ bạn nghĩ người khác sẽ thích thú, sẽ trầm trồ thán phục hoặc sẽ tạo ra lợi nhuận sau này. Ngay cả những nhà sưu tầm nghệ thuật từng trải nhất và giàu kinh nghiệm nhất cũng không thể lúc nào cũng đoán đúng tác phẩm nào sẽ khiến người mua có lãi khi quyết định “xuống tiền”. Cho nên, kể cả khi coi đó là một món đầu tư, thì hãy cố thưởng thức chúng, tìm kiếm những cảm xúc tích cực khi chúng được treo trên tường nhà bạn.

Thật may mắn, việc nghiêm túc học hành, trau dồi kiến thức về nghệ thuật luôn là phần hay ho và đáng giá nhất trên chặng đường trở thành một nhà sưu tầm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự mình xem xét, kiểm tra, đánh giá rất nhiều tác phẩm. Tốt nhất vẫn là thấy chúng hiện hữu ngay trước mắt, chứ không phải qua ảnh chụp hay màn hình máy tính. Các bảo tàng được quản lý tốt luôn đính kèm những thông tin hữu ích về tác phẩm, về những xu hướng, trào lưu phù hợp với sở thích của bạn. Hãy tìm kiếm những thứ bạn cần ở các gallery uy tín, nơi những người điều hành thường không ngại ngần chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nhà sưu tập mới trong việc quyết định mua tác phẩm. Hãy tìm cách kết thân với một vài chuyên gia bạn cảm thấy tin cậy được. Và đừng quên giao lưu với những người chung sở thích với mình, cả ngoài đời cũng như trên internet. Mạng lưới càng rộng, bạn càng dễ dàng tìm kiếm được những thứ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Dĩ nhiên, bạn cũng cần đọc kha khá sách chuyên môn, để từ đó, nắm bắt được sự khác biệt giữa các kỹ thuật, phương tiện và phong cách của các nghệ sĩ khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là rèn luyện (sự kiên định của) tâm trí và đôi mắt để xác định đâu là loại hình nghệ thuật bạn yêu thích nhất, xứng đáng tập trung theo đuổi nhất. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung về những loại tác phẩm sẽ xuất hiện trong bộ sưu tập của mình – có thể là tranh lập thể, tranh trừu tượng, nghệ thuật điêu khắc châu Phi, tranh in hay những bức ảnh đen trắng…

Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, internet đã trở thành khu chợ buôn bán nghệ thuật lớn nhất thế giới. Ưu thế của nó chính là giá cả minh bạch, dễ tiếp cận với nhiều loại tác phẩm nghệ thuật, thoải mái so sánh các nghệ sĩ, phòng trưng bày và giá cả. Đây chính là lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm cho những nhà sưu tầm nghệ thuật mới. Nhưng, có một điều quan trọng cần nhớ, là hãy tìm kiếm món hàng ở những địa chỉ uy tín – như website theartling.com chẳng hạn. Họ phân loại tác phẩm theo thể loại, kích thước, xu hướng, màu sắc, giá tiền, thời điểm sáng tác, khu vực địa lý, luôn kèm theo mọi thông tin rõ ràng và đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhiệt trình, giúp việc khoanh vùng, tìm kiếm, lựa chọn và ra quyết định mua trở nên đơn giản, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Trong các loại hình nghệ thuật, hội họa vẫn phổ biến nhất và tranh vẫn được tìm mua nhiều nhất. Nếu tài chính không thành vấn đề với bạn, vậy thì quá đơn giản, chỉ việc tham dự các cuộc đấu giá, đặt mua những bức tranh quan trọng nhất, được đánh giá cao nhất của các họa sĩ nổi tiếng. Nhưng khi ngân sách có hạn, thì việc đầu tư vào nhóm tác phẩm nhỏ hơn, ít được quan tâm cũng là một cách để sở hữu “bản chất” của nghệ sĩ với mức giá hợp lý hơn.

Một cách nữa là mua tranh của các họa sĩ mới nổi, còn ít tên tuổi, đang trong giai đoạn định hình phong cách, khẳng định bản thân. Đây cũng là một dạng đầu tư – bạn trở thành người hỗ trợ họ lúc khởi đầu sự nghiệp. Nếu họ thành danh, những bức tranh thời kỳ đầu hẳn sẽ cực kỳ được giá. Ngoài ra, bạn lại có tranh gốc treo trên tường và câu chuyện về việc đã hào phóng giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ ra sao trong những lúc trà dư tửu hậu.

Các họa sĩ mới cũng như ít tên tuổi ngày nay thường xuất hiện nhiều trên Facebook, Instagram, trong các cộng đồng chuyên môn. Hãy theo dõi họ và người khác với tác phẩm của họ. Sưu tầm nghệ thuật chính là một cách sử dụng con mắt để lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu bạn thích tác phẩm, cộng thêm với việc nó nhận được nhiều lời ngợi khen và nằm trong khả năng chi trả, hãy mua nó.

Đến đây, chúng ta có thể đặt ra một tình huống, bạn sẽ làm gì sau khi đã mua một bức tranh có giá tối thiểu khoảng 100.000 USD? Việc quan trọng nhất nên làm chính là liên hệ đại lý bảo hiểm, chuẩn bị đầy đủ mọi thông tin họ yêu cầu, bởi bạn cần tính đến mọi rủi ro có thể xảy ra. Việc vận chuyển có thể do bên bán xử lý, nhưng treo tranh ở đâu trong nhà bạn, bảo quản nó thế nào thường là trách nhiệm của bạn, và những bí quyết nhỏ dưới đây cũng có thể áp dụng cho mọi loại tranh có giá dưới 1 triệu USD.

Chuyên gia của Bảo tàng Smithsonian khuyên rằng, nên chọn những bức tường vững vàng để có thể cố định các móc treo, tránh xa mọi nguồn nhiệt. Nơi đó cần có độ ẩm hợp lý (khoảng 55%) và không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nghĩa là, không nên treo tranh gần cửa sổ hay trên lò sưởi. Nếu là tranh trên chất liệu giấy, nên lồng trong khung kính chống tia UV. Loại kính này không chỉ có tác dụng bảo vệ tốt mà còn giúp tác phẩm hiển thị rõ ràng, chi tiết hơn.

Khi cần di chuyển tranh, hãy nhớ đeo găng cotton mỏng. Bởi bàn tay và ngón tay của chúng ta có rất nhiều bụi và dầu tự nhiên, khi chạm vào bề mặt tranh sẽ để lại những cặn bẩn mắt thường khó nhận ra. Đó cũng là lý do các chuyên gia khi xử lý tranh thậm chí phải rửa tay thật sạch trước khi đi găng.

Còn trong trường hợp tranh của bạn bị bám bụi, chuyên gia của Bảo tàng Smithsonian đưa ra lời khuyên như sau: Nếu không có dấu hiệu bong tróc hoặc lỏng sơn, tranh có thể được phủi bụi một cách an toàn bằng loại bàn chải làm từ lông tự nhiên, sạch, mềm mà giới nghệ sĩ vẫn hay dùng (đầu từ 3,5 - 5cm). Tranh phải được đặt trên bề mặt có đệm sạch và được giữ hơi nghiêng về phía trước để bụi rơi ra khỏi bề mặt. Phải chải chậm và nhẹ nhàng theo hướng ngang hoặc từ trên xuống, rồi làm tiếp theo hướng ngược lại. Không sử dụng vải khô hoặc thấm nước, chổi lông cứng, hoặc khăn lau bụi lông vũ để vệ sinh bề mặt một bức tranh.

Khi bộ sưu tập của bạn đã lớn và đạt một mức giá trị nào đó, ngoài việc bảo hiểm, bạn cũng nên nghĩ đến việc sắp xếp một vài biện pháp an ninh cần thiết. Kẻ trộm nghệ thuật thực sự không nhiều, nhưng cẩn thận vẫn hơn, trong mọi trường hợp.

Có một điều chắc chắn, rất nhiều tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy đã nằm yên vị trong các bảo tàng mỹ thuật hàng đầu thế giới, và chúng sẽ không lọt ra ngoài thị trường dù bất cứ điều gì có thể xảy ra. Cho nên, khi nói về những bức tranh đắt đỏ thế giới, chúng ta sẽ chỉ gói gọn trong những tác phẩm đã được trải qua các thương vụ mua bán công khai, mà hầu hết đều là hình thức đấu giá.
NHỮNG BỨC TRANH
ĐẮT NHẤT
THẾ GIỚI
BÀI: Minh Ngọc
Có một điều chắc chắn, rất nhiều tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy đã nằm yên vị trong các bảo tàng mỹ thuật hàng đầu thế giới, và chúng sẽ không lọt ra ngoài thị trường dù bất cứ điều gì có thể xảy ra. Cho nên, khi nói về những bức tranh đắt đỏ thế giới, chúng ta sẽ chỉ gói gọn trong những tác phẩm đã được trải qua các thương vụ mua bán công khai, mà hầu hết đều là hình thức đấu giá.

Một kiệt tác ra đời, đó là sự kết hợp giữa tư duy thẩm mỹ, nhãn quan độc đáo và kỹ thuật thể hiện của họa sĩ, quá trình thực hiện có thể kéo dài tới hàng năm trời. Dù chúng ta đều biết rất khó định giá được nghệ thuật, nhưng với giới chuyên môn, các nhà sưu tập và những đại gia sẵn sàng bỏ cả đống tiền ra để thỏa mãn niềm vui được sở hữu của mình, thì không gì là không thể…

Salvator Mundi – Leonardo da Vinci: 450,3 triệu USD

Bức tranh sơn dầu trên gỗ mang tên Đấng Cứu Thế thuộc nhóm tác phẩm cuối cùng của danh họa Leonardo da Vinci, mô tả Chúa Jesus mặc áo xanh dương, tay trái cầm quả cầu pha lê, tay phải làm dấu thánh giá, được cho là sự hợp nhất giữa khoa học và đức tin. Ban đầu, người ta vẫn tin rằng bản gốc của Salvator Mundi đã thất lạc vào thế kỷ 17, tuy nhiên, sau khi một nhóm nhà môi giới nghệ thuật ở Anh mua lại một bản sao (trong 20 bản sao còn tồn tại) với giá 10.000 USD và phục chế lại cẩn thận thì họ mới nhận ra đó chính là bản gốc và đã được giới chuyên môn xác nhận.

Năm 2017, trong cuộc đấu giá tại nhà Christie’s New York, nó đã được bán cho Thái tử Saudi ArabiaMohammed bin Salman với giá 450,3 triệu USD, chỉ sau 17 phút kể từ khi công bố vật phẩm. Dù nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ Leonardo da Vinci có thực sự vẽ Salvator Mundi không, hay nó chỉ ra đời trong xưởng vẽ của ông, thì với những chi tiết như định luật khúc xạ ánh sáng bị thay đổi hay đôi môi quá hoàn hảo, đó chỉ có thể là tác phẩm của danh họa đa tài bậc nhất thời kỳ Phục hưng.

Interchange – Willem de Kooning

Interchange – Willem de Kooning: 300 triệu USD

Thuộc nhóm tác phẩm trừu tượng đầu tiên của họa sĩ Mỹ gốc Hà Lan Willem de Kooning, tuy nhiên, đây lại là bức tranh đắt giá nhất và được mến mộ nhất. Willem de Kooning vẽ Interchange (nghĩa là thay đổi) vào năm 1955, khi bắt đầu có bước ngoặt trong sự nghiệp và phong cách – việc được truyền cảm hứng từ đồng nghiệp Franz Kline cũng làm tăng giá trị của tranh lên rất nhiều. Interchange, có thể được xem là tranh phong cảnh, nhưng cũng được xem là những phác thảo sơ khai về hình tượng phụ nữ, với lối dùng màu thật táo bạo, một đại diện vào loại tuyệt vời nhất của Willem de Kooning về chủ nghĩa biểu hiện.

Năm 2015, quỹ David Geffen đã bán bức sơn dầu này cùng bức 17A (của Jackson Pollock) cho nhà từ thiện Kenneth C. Griffin với tổng giá tiền 500 triệu USD và chủ nhân mới của nó, trong một nghĩa cử cao đẹp, đã cho bảo tàng thuộc Viện nghệ thuật Chicago mượn Interchange để trưng bày, thay vì cất trong bộ sưu tập cá nhân ở nhà. Điều trớ trêu là Willem de Kooning bán Interchange cho kiến trúc sư Edgar Kaufmann Jr. ngay sau khi hoàn thành với giá chỉ 4.000 USD và hơn 30 năm sau, con cháu của ông này bán lại Interchange cho một nhà buôn tranh người Nhật thông qua nhà đấu giá Sotheby’s với giá 20,7 triệu USD.

Interchange – Willem de Kooning

The Card Players – Paul Cézanne: 250 triệu USD

Là một trong những nghệ sĩ tiên phong của trào lưu Hậu ấn tượng, tranh của Paul Cézanne mang nét đặc trưng riêng với những nét vẽ mạch lạc, cách tiếp cận phối cảnh luôn có tính đột phá và cách dùng màu chân thực sống động. Nhiều tác phẩm đầy xúc cảm của họa sĩ người Pháp thậm chí còn được xem là tiền thân cho trường phái Dã thú hay trường phái Lập thể, và đây chính là lý do để thiên hạ coi ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật hiện đại.

The Card Players (Những người chơi bài) là loạt năm bức tranh sơn dầu Paul Cézanne sáng tác trong thập niên 1890. Mặc dù đều lấy chủ đề đánh bài vốn rất phổ biến từ thế kỷ 17 nhưng ông đã có sự thay đổi lớn khi tạo ra bầu không khí yên bình, tĩnh tại, mà những chuyển động lại là sự thay đổi tuyệt vời của màu sắc và ánh sáng. Cảm giác như cả âm thanh cũng trốn khỏi khung cảnh đầy suy tư đó. Một trong năm bức tranh này đã được bán cho Hoàng gia Qatar vào năm 2011 với giá 250 triệu USD, số còn lại đều nằm trong các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng ở Paris, London, New York và Philadelphia..

The Card Players – Paul Cézanne
Nafea Faa Ipoipo – Paul Gauguin

Nafea Faa Ipoipo – Paul Gauguin: 210 triệu USD

Năm 1891, họa sĩ Hậu ấn tượng người Pháp Paul Gauguin lên đường tới quần đảo Tahiti để tìm kiếm một loại hình nghệ thuật “nguyên bản” hơn so với thứ giả tạo đang tràn ngập châu Âu – theo quan điểm riêng của ông. Paul Gauguin đã bỏ ra hai năm đi khắp Tahiti để vẽ tranh phong cảnh và phụ nữ bản địa, từ khỏa thân đến mặc các loại trang phục truyền thống và cả trang phục đương đại. Trong mắt các nhà chuyên môn, Nafea Faa Ipoipo là sự kết hợp độc đáo giữa kỹ thuật biểu hiện của hội họa phương Tây với nghệ thuật có nguồn gốc Phật giáo và một chút phong vị Nhật Bản – trong tư thế của người phụ nữ phía trước. Bông hoa tai của cô mang ý nghĩa cô đang tìm kiếm một tấm chồng, có lẽ cũng vì thế mà Paul Gauguin đặt tên tác phẩm của mình là Khi nào em kết hôn?

Mặc dù chùm tác phẩm Tahiti của Paul Gauguin vấp phải sự thờ ơ sau khi về nước nhưng sau này, khi Hậu ấn tượng trở thành trào lưu được giới buôn tranh và các nhà sưu tầm ưa thích, giá của chúng đã tăng vọt với tốc độ chóng mặt. Năm 2014, gia đình Rudolf Staechelin đã bán bức Nafea Faa Ipoipo trong một thương vụ riêng tư với mức giá được tiết lộ là 210 triệu USD, người mua, theo nhiều nguồn khả tín, chính là Hoàng gia Qatar.

Nafea Faa Ipoipo – Paul Gauguin

Number 17A – Jackson Pollock: 200 triệu USD

Đây là bức tranh được quỹ David Geffen bán cho nhà từ thiện Kenneth C. Griffin cùng bức Interchange của Interchange, và mức giá 200 triệu USD được giới chuyên môn công nhận là hoàn toàn xứng đáng. Kể từ năm 1940, Jackson Pollock, họa sĩ trừu tượng hàng đầu nước Mỹ, bắt đầu sáng tác những bức tranh theo phương pháp nhỏ giọt, hay nói khác đi, là vẽ bằng những vệt màu sơn rơi rớt. Ông không dùng giá vẽ, thay vào đó, dán vải bố xuống sàn hoặc lên tường rồi vung sơn lên, kết hợp với những dụng cụ khác biệt khác như dao, que, gậy, kính vỡ và nhiều loại chất lỏng.

Number 17A – Jackson Pollock

Number 17A là một ví dụ điển hình của nghệ thuật trừu tượng phi biểu hình, nghĩa là không thể hiện những đối tượng mà người xem có thể cảm nhận được bằng thị giác. Thoạt nhìn, những vệt sơn như được vãi ngẫu nhiên lên mặt vải, nhưng những đường thẳng chạy suốt qua bức tranh cộng thêm bố cục hỗn hợp màu – bao gồm vàng, đỏ, cam, xanh, trắng, đen – rất khéo léo cho thấy sự can thiệp tinh tế và chính xác của Jackson Pollock vào tác phẩm, để Number 17A có được sự thu hút người thưởng tranh mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cũng như Interchange, Number 17A vẫn được trưng bày tại Bảo tàng thuộc Viện Nghệ thuật Chicago.

Les Femmes D’Alger (Version O) – Pablo Picasso

Les Femmes D’Alger (Version O) – Pablo Picasso: 179,4 triệu USD

Trong hai năm 1954 – 1955, danh họa người Tây Ban Nha đã vẽ 15 phiên bản lấy cảm hứng từ bức tranh The Women of Algiers in their Apartment (Những phụ nữ An-giê-ri trong căn hộ) của Eugene Delacroix theo phong cách của riêng ông, xếp thứ tự theo bảng chữ cái từ A – O. Với tổng thể tươi sáng, những vóc dáng khỏa thân và không gian được phân chia theo lối hình học đầy khác biệt, thêm vào đó là những cảm hứng từ phong cách của Henri Matisse, bạn thân và cũng là đối thủ nghề nghiệp của Picasso.

Giới thiệu về Les Femmes D’Alger (phiên bản O), nhà đấu giá Christie’s đã gọi bức tranh sơn dầu này là một hiện tượng với rất nhiều tham chiếu đến chủ nghĩa lập thể, những va đập màu sắc đầy tính bạo lực và là sự tổng hòa những ám ảnh suốt cuộc đời Picasso, một lời đáp trả mạnh mẽ đến phiên bản gốc và nghiền nát mọi quan điểm đối nghịch. Trong quá trình vẽ loạt tranh này (và hàng trăm phác thảo trên giấy), Picasso đã sáng tạo ra một phong cách hội họa mới mà phiên bản O – tức bức tranh cuối cùng – là kết tinh của sự thăng hoa về tư duy nghệ thuật. Không ngạc nhiên khi nó luôn được yêu thích nhất và được công nhận rộng rãi là một kiệt tác hoàn hảo.

Năm 2015, nó được bán cho một người mua giấu tên ở nhà Christie’s New York với mức giá gõ búa 179,4 triệu USD. Vẫn từ những nguồn khả tín, người mua là cựu Thủ tướng Qatar, ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.

Les Femmes D’Alger (Version O) – Pablo Picasso
Nghệ thuật và phim ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều sử dụng những kỹ thuật đỉnh cao để tạo ra hiệu quả thẩm mỹ đáng kinh ngạc, kể lại những câu chuyện hấp dẫn và khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hơn một thế kỷ qua, các nhà làm phim vẫn tiếp tục thể hiện sự tôn kính của mình tới những nghệ sĩ bậc thầy, những kiệt tác vĩ đại của nền nghệ thuật thế giới…
BÀI: Hoài Điệp
Scarlett Johansson đã làm sống lại hình mẫu nhân vật cô hầu gái trong Girl With The Pearl Earring

Nghệ thuật là một chủ đề rộng lớn, và với óc sáng tạo vô biên của đội ngũ biên kịch, các đạo diễn tài ba, có quá nhiều cách để khai thác mọi khía cạnh của chủ đề này trên màn ảnh. Cho nên, chúng ta thấy đủ mọi loại hình nghệ thuật cứ thế xuất hiện trong đủ thể loại phim ảnh, từ phim tâm lý xã hội cho tới phim hài, phim hành động, chiến tranh, tội phạm và dĩ nhiên, cả phim nghệ thuật tranh tài ở các giải thưởng điện ảnh và truyền hình danh giá. Trong số các thể loại này, dòng phim heist lấy đề tài nghệ thuật thường mang đến cho khán giả rất nhiều hứng thú nhờ sự phức tạp cũng như tính giải trí cực cao của nó.

Heist mà một nhánh nhỏ của thể loại phim tội phạm, trong đó mô tả những vụ trộm, cướp, lừa đảo được lên kế hoạch chu đáo tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ, cuộc đấu trí giữa hai phe thiện – ác, chính – tà luôn gay cấn, hồi hộp đến tận phút chót với rất nhiều bước ngoặt trong câu chuyện nằm ngoài hình dung của khán giả. Phần khó nhất khi thực hiện dòng phim heist chính là kịch bản – mà kịch bản liên quan đến nghệ thuật lại càng khó gấp bội, cho nên, số lượng phim heist nghệ thuật (art heist) vào loại xuất sắc cũng không có quá nhiều.

Bộ phim art heist đầu tiên được ghi nhận là How To Steal A Million, vừa hài hước lại vừa lãng mạn, ra mắt năm 1966, do nữ minh tinh được yêu thích nhất giai đoạn bấy giờ là Audrey Hepburn thủ vai chính, xoay quanh một chuyện tình dễ thương và một âm mưu đánh cắp bức tranh nổi tiếng của Van Gogh. Còn với khán giả đương đại, nhiều người sẽ coi Entrapment và The Thomas Crown Affair là hai phim art heist đầu tiên họ được xem, đều công chiếu vào năm 1999. Tác phẩm trong Entrapment là một tuyệt tác của danh họa Rembrant bỗng dưng biến mất ở New York, qua đó kết nối cặp đôi “oan gia” cảnh sát – tội phạm thành một tổ hợp bách chiến bách thắng.

The Thomas Crown Affair, làm lại từ phim cùng tên năm 1968, là một kế hoạch tinh vi và hóc hiểm để đánh cắp bức Hoàng hôn ở San Giorgio Maggiore của Monet, không chỉ thành công về doanh thu mà còn nhận được vô số lời khen ngợi từ giới phê bình. Nhưng trước đó 8 năm, điện ảnh Hong Kong cũng đã có một bộ phim art heist “khét tiếng” là Tung Hoành Tứ Hải với bộ đôi Châu Nhuận Phát và Trương Quốc Vinh thủ vai chính với rất nhiều màn đấu súng và cháy nổ ngút trời đúng phong cách của đạo diễn Ngô Vũ Sâm.

Phân cảnh trong Shutter Island chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ bức Nụ hôn của Gustav Klimt
Velvet Buzzsaw mang chút
hơi hướng kinh dị rất ăn khách trên Netflix

Còn bộ phim art heist nổi tiếng nhất từng được sản xuất kể từ năm 2000 đến nay phải là Ocean’s Twelve, quy tụ dàn diễn viên thượng thặng với những cái tên như Brad Pitt, Matt Damon, George Clooney, Julia Robert, Andy Garcia, xoay quay vụ trộm quả trứng Fabergé – một kiệt tác nghệ thuật của nhà kim hoàn người Nga Peter Carl Fabergé. Có tổng cộng 69 quả trứng Fabergé được chế tác, 57 quả tồn tại đến ngày nay và đang giữ mức giá xấp xỉ 10 triệu USD/quả nếu mua bán trao tay, còn qua các nhà đấu giá như Sotheby’s hay Christie’s chắc chắn sẽ còn bị đẩy lên nữa.

Những phim art heist cũng vô cùng đáng xem khác còn có Topkapi, Hudson Hawk hay Velvet Buzzsaw. Riêng Velvet Buzzsaw còn mang hơi hướng kinh dị và có thể dễ dàng tìm xem trên Netflix với màn diễn xuất ở đẳng cấp thượng thừa của Jake Gyllenhaal.

Là một trong vài danh họa được người đời biết đến nhiều nhất, không ngạc nhiên khi tranh của Van Gogh luôn là những tác phẩm nghệ thuật được khát khao nhất, từ cả giới sưu tầm nghệ thuật cũng như giới tội phạm. Van Gogh cũng là họa sĩ được lên phim ảnh vô số lần, mà gần đây nhất là trong hai phim tuy khác biệt về thể loại nhưng đều có chất lượng cao tuyệt, thuộc loại buộc phải xem với không chỉ những người mê phim nghệ thuật mà còn với cả những người yêu thích, say mê hội họa.

Đầu tiên là Loving Vincent, với kịch bản dựa trên bối cảnh và các nhân vật đã từng tồn tại trong tranh Van Gogh, cùng hơn 800 bức thư do chính ông viết, trong đó ẩn chứa nhiều chi tiết, manh mối tới những người có liên quan, cũng như những sự kiện diễn ra trước thời điểm dẫn đến cái chết bất ngờ và đầy bí ẩn của ông ở tuổi 37. Thủ pháp dàn dựng phim cũng vào loại độc nhất vô nhị, khi cần đến 125 họa sĩ vẽ từng khung hình đã được quay với diễn viên người thật trước đó, để rồi tạo ra 65.000 bức tranh sơn dầu, sử dụng cùng phong cách và thủ pháp biểu hiện của Van Gogh. 65.000 bức tranh này được dựng thành phim hoạt hình, chuyển động với tốc độ 12 bức/giây. Ngoài ra, 120 kiệt tác của Van Gogh cũng được khéo léo đưa vào phim, để khán giả cứ thế ồ lên khi gặp những hình ảnh đầy mê hoặc của Hoa diên vĩ, Đêm đầy sao, Café mái hiên hay Chân dung bác sĩ Gachet…

Bộ phim còn lại, At Eternity’s Gate, đi sâu vào những năm cuối đời của Van Gogh, được giới phê bình nhiệt liệt tán thưởng, xếp vào danh sách những tác phẩm điện ảnh hay nhất năm 2018, một trong những phim tiểu sử lôi cuốn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, với Willem Dafoe đã hoàn toàn xuất thần khi hóa thân vào hình tượng danh họa với những cảm xúc cháy bỏng về nhân sinh về nghệ thuật. Bộ phim cũng gây ra nhiều tranh cãi khi đưa ra một giả thiết mới về cái chết của Van Gogh: không phải do tự sát, mà do một tai nạn hi hữu. Trong series Doctor Who, trường đoạn Van Gogh được đưa tới bảo tàng Louvre để thấy cảnh bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng những kiệt tác của mình cũng cực kỳ vui nhộn và giàu cảm xúc.

Bên cạnh Van Gogh, cũng còn rất nhiều hình tượng họa sĩ khác được khắc họa trên màn ảnh rộng đầy lôi cuốn và sống động, vượt xa khỏi sự khô khan thường thấy của dòng phim chân dung – tiểu sử. Đó là họa sĩ phong cảnh người Hà Lan Johannes Vermeer trong Girl With A Pearl Earring; đó là thiên tài Pablo Picasso, người sáng lập trường phái lập thể trong Surviving Picasso; đó là Jackson Pollock, nhà tiên phong của trường phái trừu tượng trong Pollock; đó là Frida Kahlo, nữ họa sĩ xuất chúng người Mexico trong Frida; đó là Artemisia Gentileschi, nữ họa sĩ đầu tiên trở nên nổi tiếng vào thời Phục hưng trong Artemisia; đó là Jean-Michel Basquiat, họa sĩ tiêu biểu cho trào lưu hậu biểu hiện xuất thân từ dân chuyên vẽ graffiti trong Basquiat…

Không dừng lại ở đó, nếu tiếp tục đào sâu, công chúng còn nhận ra, rất nhiều phim nổi tiếng của Hollywood ở nhiều thể loại khác nhau đã lấy cảm hứng từ nghệ thuật cao cấp theo nhiều cách khác nhau, như một dạng thông điệp ngầm dành riêng cho nhóm khán giả giàu kiến thức. Chẳng hạn, loạt phim Scream hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ bức tranh Tiếng thét của họa sĩ Na-uy Edvard Munch, hay phân cảnh gây xúc động mạnh trong phim tâm lý – kinh dị Shutter Island được dàn dựng theo hình mẫu trong bức tranh Nụ hôn của Gustav Klimt, đến cả phim hoạt hình Frozen cũng có một cảnh quay rất đáng yêu lấy ý tưởng từ bức tranh xích đu của Jean Honoré Fragonard. Riêng bức Bữa ăn cuối cùng của Thiên Chúa nổi tiếng của Leonardo da Vinci đã là nguồn cảm hứng lớn lao cho nhiều phim hay tuyệt, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Watchmen, Inherent Vice hay 99 Francs.

Trong Loving Vincent,
mỗi khuôn hình là một bức tranh theo phong cách của Van Gogh
Bức Đêm đầy sao
của Van Gogh trên poster phim Midnight In Paris

Danh sách này sẽ còn rất dài, nhưng một lần nữa xin hãy trở lại với Van Gogh. Bức Đêm ngàn sao của ông đã được dùng làm nền cho tấm poster phim Midnight in Paris, một trong những phim nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất của đạo diễn Woody Allen. Đó là tác phẩm điện ảnh mà nghệ thuật thấm đẫm trong từng cảnh quay, một thế giới mộng mơ siêu thực với “hội hè miên man”, khi mà nhân vật chính ở thế giới hiện đại chỉ trong một đêm ngắn ngủi đã có thể diện kiến những biểu tượng lớn của nghệ thuật thế kỷ 20, bao gồm các nhà văn, nhà thơ F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway, Gertrude Stein, T.S. Eliot, các họa sĩ Salvador Dalí, Henri Matisse, Paul Gauguin, Edgar Degas, Pablo Picasso, nhà soạn nhạc Cole Porter và ca sĩ Josephine Baker.

Đó là thế giới mà khi đã bước chân vào, những người có trái tim mộng mơ và tư duy thẩm mỹ tinh tế, cởi mở sẽ không muốn quay về, giống như nhân vật chính Gil Pender vậy. Nghệ thuật cao cấp có sức cám dỗ vô cùng mạnh mẽ và khi được tái hiện trên phim ảnh, nó lại càng lộng lẫy gấp bội phần.

TỪ NHỮNG NĂM 1930, HÌNH ẢNH VIỆT NAM BẮT ĐẦU TRÀN RA THẾ GIỚI, MÀ NHIỀU NHẤT VẪN LÀ THÔNG QUA HỘI HỌA. KHI CHIẾN TRANH, ĐÓI NGHÈO, LAM LŨ ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC XEM ĐẶC TRƯNG, THÌ THỨ ĐỌNG LẠI NHIỀU NHẤT TRONG TÂM TRÍ CỘNG ĐỒNG YÊU NGHỆ THUẬT QUỐC TẾ CHÍNH LÀ VẺ ĐẸP CỦA NHỮNG CON NGƯỜI VIỆT, DIỆN MẠO VIỆT. GIỮA NHỮNG TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT LỚN NHẤT, KHÓ TÍNH NHẤT, THỨ – PHỔ – LỰU – ĐÀM, BỘ TỨ HỌA SĨ TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG THỜI KỲ ĐẦU ĐÃ MIỆT MÀI KHẮC HỌA VẺ ĐẸP ẤY VÀ QUA THỜI GIAN, ĐANG NHẬN ĐƯỢC NHỮNG TƯỞNG THƯỞNG XỨNG ĐÁNG VỚI TÀI NĂNG CỦA MÌNH.
Bức Những dáng hình trong vườn của Lê Phổ đạt mức giá 2,3 triệu USD ở nhà Sotheby’s
BÀI: Nguyễn Hồng Ly
TỪ NHỮNG NĂM 1930, HÌNH ẢNH VIỆT NAM BẮT ĐẦU TRÀN RA THẾ GIỚI, MÀ NHIỀU NHẤT VẪN LÀ THÔNG QUA HỘI HỌA. KHI CHIẾN TRANH, ĐÓI NGHÈO, LAM LŨ ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC XEM ĐẶC TRƯNG, THÌ THỨ ĐỌNG LẠI NHIỀU NHẤT TRONG TÂM TRÍ CỘNG ĐỒNG YÊU NGHỆ THUẬT QUỐC TẾ CHÍNH LÀ VẺ ĐẸP CỦA NHỮNG CON NGƯỜI VIỆT, DIỆN MẠO VIỆT. GIỮA NHỮNG TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT LỚN NHẤT, KHÓ TÍNH NHẤT, THỨ – PHỔ – LỰU – ĐÀM, BỘ TỨ HỌA SĨ TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG THỜI KỲ ĐẦU ĐÃ MIỆT MÀI KHẮC HỌA VẺ ĐẸP ẤY VÀ QUA THỜI GIAN, ĐANG NHẬN ĐƯỢC NHỮNG TƯỞNG THƯỞNG XỨNG ĐÁNG VỚI TÀI NĂNG CỦA MÌNH.

Tác phẩm của bộ tứ này đã thường xuyên xuất hiện trong các buổi đấu giá tranh quốc tế trải dài từ châu Á sang châu Âu, Bắc Mỹ, và nhiều bức đã được bán với giá gõ búa cao kỷ lục, gây choáng ngợp cho cả giới chuyên môn lẫn công chúng trong nước

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bốn người Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu và Vũ Cao Đàm đã nổi danh là những sinh viên vẽ đẹp nhất các khóa, từng có tranh được gửi sang dự triển lãm mỹ thuật tại Paris – kinh đô ánh sáng, giao lộ nghệ thuật thế giới – sau này cũng chính là điểm hẹn để họ cùng nhau hội tụ tại châu Âu cổ kính vào đầu thập niên 1940. Có thể xem đây là cú “vượt thoát” mang nhiều tính may mắn, nhưng cũng giúp duy trì sự góp mặt của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam một cách bền vững, bởi sau đó, hầu hết những họa sĩ tài danh khác đều bị mắc kẹt trong những cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm trời.

Cho tới nay, tác phẩm của bộ tứ này đã thường xuyên xuất hiện trong các buổi đấu giá tranh quốc tế trải dài từ châu Á sang châu Âu, Bắc Mỹ, và nhiều bức đã được bán với giá gõ búa cao kỷ lục, gây choáng ngợp cho cả giới chuyên môn lẫn công chúng trong nước. Bởi lâu nay, chúng ta vẫn chỉ quen với một bộ tứ khác là Nghiêm – Liên – Sáng – Phái (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái), thêm vào Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, được xem là những cái tên sáng giá nhất của nền hội họa Việt Nam đương đại.

Có nhiều yếu tố lý giải hiện tượng này. Đầu tiên là tính nguyên bản của các tác phẩm luôn được xác thực một cách rõ ràng, minh bạch. Tiếp theo, các tác giả đều sống tại phương Tây, dễ tiếp cận và tìm hiểu mọi thông tin cần thiết. Cuối cùng, tranh của họ luôn mang phong vị của một miền đất xa xôi, với nền văn hóa uyên thâm và cách diễn tả vẻ đẹp con người luôn đặt chữ hài hòa làm nền tảng. Trong suốt sự nghiệp, họ luôn trung thành với tư duy thẩm mỹ của mình.

Có thể nói, khuôn mặt nhẹ nhõm, thư thái của những thiếu nữ Việt Nam mang đến những cảm xúc bình yên, tương phản hoàn toàn với hình ảnh báo chí về sự đớn đau của các nạn nhân bom đạn giữa thời chiến hỏa, khiến những xúc cảm về vẻ đẹp mong manh ấy được thổi bùng lên trong lòng công chúng khi thưởng ngoạn tranh.

Như đại đa số sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ban đầu, bộ tứ này cũng lựa chọn đi theo khuynh hướng hiện thực, và tất cả đều đỗ đầu trong các kỳ thi, rồi tốt nghiệp thủ khoa. Những sáng tác của họ lúc còn ở Việt Nam đều theo lối diễn tả hình thể nhân vật vững vàng, màu sắc trang nhã, thanh thoát, điểm vào những nét nhấn nhá mang tính ước lệ ở đôi mắt, bàn tay, khuôn mặt, hoàn toàn không bám theo lối tả thực chi tiết kiểu cổ điển.

Nhưng tới loạt tranh tham dự các triển lãm thuộc địa tại Paris trong thập niên 1930, hầu hết là chân dung, thì tư duy mỹ cảm về vẻ đẹp phương Đông nhuốm màu huyền bí đã được khởi tạo và cứ thế phát triển thành mạch cảm hứng không bao giờ cạn. Những ảnh hưởng của kỹ thuật hội họa hàn lâm phương Tây lên tranh của bộ tứ Thứ – Phổ – Lựu – Đàm bắt nguồn từ kiến thức trong nhà trường, giúp bổ sung góc nhìn mang tính duy lý, kết hợp nhuần nhuyễn với cảm xúc trữ tình tự thân trong bút pháp, đã tạo ra những tác phẩm hoàn toàn khác biệt thứ tranh mà người phương Tây vẫn quen thuộc trước đó, thậm chí, đến tận bây giờ vẫn giữ nguyên được những nét độc đáo không thể trộn lẫn.

Mona Lisa, bức tranh gây tranh cãi
của Mai Trung Thứ

Dáng hình người phụ nữ Việt trong tranh của họ thường hiện ra trong những khoảnh khắc lơ đãng, có chút u uẩn, cũng có chút dịu dàng, e ấp, lại thêm cả chút thong thả của một ngày trời quang đãng trong trẻo, với thứ ánh sáng mơn man thuần khiết, không mang sắc thái kịch tính như trong hội họa cổ điển.

Mai Trung Thứ (1906 -1980) học khóa Một Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tranh sơn dầu thời kỳ đầu của ông thường nhã nhặn, mộc mạc hơn các tác phẩm nổi bật giai đoạn trước 1945 của Nguyễn Gia Trí hay Tô Ngọc Vân, mà bức Thiếu nữ Huế (1934 – trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) hay bức Chân dung cô Phương (1930) từng được bán với mức giá gõ búa 3,1 triệu USD ở nhà Sotheby’s hồi năm ngoái là tiêu biểu cho phong cách này. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục của tranh Việt tại thị trường thế giới.

Sau khi qua Pháp, ông vẽ nhiều tranh hơn trên chất liệu lụa, cổ tích hóa hình tượng nhân vật với nét vẽ mềm mại, phần hình thể thường được kéo dài ra, khuôn mặt chủ yếu mang nét trẻ thơ, dần từ bỏ những cảm quan duy lý của chủ nghĩa ấn tượng. Đặc biệt, Mai Trung Thứ thích diễn giải tác phẩm theo ý niệm hậu hiện đại, minh chứng rõ nét nhất là việc ông lấy cảm hứng và khai thác bối cảnh từ những bức tranh kinh điển như Mona Lisa của Leonardo da Vinci với nhân vật là người Việt, trang phục và bối cảnh đều được Việt hóa hoàn toàn.

Thời kỳ đầu của Lê Phổ (1907 – 2001) cũng có các tác phẩm sơn dầu mang phong cách gần gũi với Mai Trung Thứ, nhưng ở đó, công chúng thấy sự gợi cảm táo bạo hiển hiện rõ nét hơn. Tiêu biển như bức Khỏa thân (1935), trong phiên đấu giá ở nhà Christie’s Hong Kong đã được bán với giá 1,4 triệu USD. Sau này, tranh của ông chuyển sang một khuynh hướng khác, thanh tao, mơ màng với các thiếu nữ thường mang dáng vẻ yểu điệu, uốn lượn giữa khung cảnh hoa lá bằng chất liệu sơn dầu, dùng các gam màu thiên nhiên rực rỡ như vàng, cam, xanh nõn chuối, hồng phấn.

Gần đây nhất, bức Những dáng hình trong khu vườn (khoảng 1963, theo Sotheby’s Hong Kong) cũng bán được với giá 2,3 triệu USD. Đây chính là tác phẩm có kích thước lớn nhất, cũng là bộ ba tấm duy nhất của Lê Phổ lọt ra thị trường, nên không ngạc nhiên khi nó được mua với số tiền vượt xa kỳ vọng ban đầu (255.000 – 380.000 USD) và hai bức tranh triệu USD khác của ông. Từng là một trong những người tham gia thiết kế áo dài cách tân cùng họa sĩ Nguyễn Cát Tường, Lê Phổ cũng thích dấn thân khám phá ý niệm hậu hiện đại, có tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất là bức Thiên Chúa giáng sinh (1941) với hai nhân vật chính đều trong dáng vẻ thuần Việt, tạo cảm giác gần gũi và thân thuộc vô cùng.

Lê Thị Lựu (1911 - 1988) được xem là nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, từng đỗ thủ khoa khóa Ba Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, dù theo đuổi cả hai trường phái Ấn tượng và Cổ điển nhưng hồn tranh vẫn đậm tinh thần Á Đông, chủ yếu vẽ phụ nữ với ba chữ “thiếu”: thiếu nhi – thiếu nữ - thiếu phụ. Bà ưa dùng màu sắc tươi sáng, không quá chú trọng hình khối, để nhân vật như vừa chuyển động lại vừa bất động, nửa lơ là nửa chăm chú, phảng phất trong nỗi buồn tĩnh tại. Lê Thị Lựu vẽ không nhiều, hầu hết tranh đã bị thất lạc, chỉ một số ít nằm trong bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân.

Bức Mẹ và con của Lê Thị Lựu tại nhà đấu giá Sotheby’s Anh quốc
Họa sĩ Lê Thị Lựu

Vũ Cao Đàm (1908 – 2000) học cả hội họa và điêu khắc tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và trên thực tế, ông cũng rất nổi danh với những bức tượng vào loại kiệt tác như Thiếu nữ cài lược (1927), Người đàn ông đội mũ tế (1930) hay Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946). Trong giai đoạn Thế chiến thứ 2, do việc đổ khuôn đúc đồng bị cấm, Vũ Cao Đàm chuyển sang vẽ tranh nhiều hơn – bắt đầu là tranh lụa theo phong cách truyền thống, nhưng do phần kích thước luôn bị giới hạn nên ông vẽ sơn dầu, với phong cách chủ đạo mang nhiều ảnh hưởng của trường phái Ấn tượng đang làm mưa làm gió ở miền Nam nước Pháp khi đó.

Hai bức Chân dung người Hà Nội (1939) và Đàn bà An Nam (1939) của ông đã được Chính phủ Pháp mua lại nhờ sự dung hợp tài tình giữa kỹ thuật thể hiện phương Tây và không khí phương Đông, vừa cổ kính lại vừa phóng khoáng, trong các đề tài lấy từ cuộc sống, từ kinh Phật, từ Truyện Kiều. Những lớp màu chồng lấn lên nhau như những vết hằn thời gian trên mặt toan đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người thưởng thức.

Hầu hết tranh của “tứ kiệt trời Âu” mang trong mình vô vàn dạt dào luyến nhớ về mảnh đất quê hương, giao thoa cùng mỹ cảm tinh tế của sự tài hoa xuất chúng, đã giúp cho những chân dung Việt mà chúng chuyên chở đẹp đẽ hơn, sống động hơn, giàu sức mê hoặc hơn với công chúng.

Nằm trong đó, chắc chắn là tình yêu thương trọn đời trọn kiếp vẻ đẹp hình hài của những con người nơi ngàn trùng xa vợi.

Họa sĩ Vũ Cao Đàm
Trò chuyện trong vườn, một trong những bức tranh đắt giá nhất của Vũ Cao Đàm