KHÚC
KHẢI HOÀN
của thời trang
Khúc khải hoàn
của thời trang cao cấp
Khúc khải hoàn
của thời trang cao cấp
Quyền lực chi tiêu mới
trong nền thời trang
Dior - khi thời trang
thách thức thời gian
Những biểu tượng
thời trang đương đại
Paris Haute Couture 2022
tươi mới & giàu sáng tạo
Cầu kỳ
trang phục hoàng gia
NÓI ĐẾN HOÀNG GIA, CUNG ĐÌNH, LÀ NÓI ĐẾN XA HOA VÀ SANG TRỌNG, TỪ CÁI ĂN, CÁI MẶC ĐẾN HÀNG LOẠT THỦ TỤC, NGHI LỄ KÈM THEO
Chính vì vậy, trong bộ tổng tập các điển lệ của triều đình nhà Nguyễn, bộ “Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ”, đã phải có hẳn quyển thứ 78 và quyển 242 để ghi chép các quy định về việc ăn mặc của hoàng đế, hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng tử, các vương tôn, công chúa, cho đến quan lại các cấp. Hai tập sách này ghi chép chi tiết về từng loại trang phục dùng trong các dịp triều lễ, khánh tiết, cho đến thường phục kể cả nội y, cho thấy trang phục hoàng gia phức tạp đến mức nào...
BÀI: Lê Tiên Long

Ngày nay, hiện vật của các triều đại trước để lại không nhiều. Ngoài một số hoàng bào triều Nguyễn còn bảo tồn được, cùng vài chiếc mãng bào có thể của các hậu duệ chúa Trịnh được đem từ Pháp về trưng bày, số áo, mũ của vua, chúa còn lại rất ít, lại đang được bảo quản, giữ gìn kỹ lưỡng, không tiện để công chúng tham quan.

Về thời Lê, chúng ta chỉ có thể được biết về trang phục của hoàng đế Lê Dụ Tông, qua di hài của ông, được khai quật năm 1964 tại lăng Bàn Thạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa và đưa về bảo quản, nghiên cứu tại Bảo tàng lịch sử quốc gia cho đến năm 2010 thì hoàn táng. Từ các trang phục trên di hài nhà vua, có thể phần nào thấy được quy mô, sự cầu kỳ trong trang phục hoàng đế. Nhà vua yên nghỉ với một chiếc áo Hoàng bào kim tuyến thêu một con rồng lớn phía trước, phía sau và tay áo thêu nhiều rồng nhỏ; 2 áo long bào thêu rồng kim tuyến; 3 bộ vóc vàng may kép đính vào nhau thành một bộ; quần của nhà vua bằng lụa mỏng (thi hài mặc tới 3 lớp quần), khố bằng vải mỏng. Tay chân của thi hài được đi tất lụa, chân có giày gấm thêu. Khi hoàn táng thi hài nhà vua, dòng tộc họ Lê và ngành Văn hóa đã may 32 bộ áo theo đúng màu sắc, hoa văn cũ, tuy nhiên không giống được như nguyên bản vì kinh phí cũng như khả năng chế tác không cho phép. Các di vật nguyên bản về trang phục của nhà vua đều được để lại Bảo tàng, phục vụ công tác tham quan, nghiên cứu.

Tuy nhiên, đây chỉ là những trang phục dành cho nghi lễ an táng bậc đế vương, nên cũng không giúp chúng ta tìm hiểu về trang phục thường ngày của hoàng đế nhà Lê. Mặc dù vậy, từ những chiếc long bào, hoàng bào này, có thể thấy trang phục của nhà vua được dệt kì công theo kỹ thuật mà chuyên môn gọi là “bát ti”, tức là dệt tám sợi dọc cho một sợi ngang

Trang phục của nhà vua được dệt kì công theo kỹ thuật mà chuyên môn gọi là “bát ti”, tức dệt tám sợi dọc cho một sợi ngang.

Các bộ hoàng bào của vua triều Nguyễn để lại trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình ở Huế cũng được dệt theo phương thức này. Theo các nhà nghiên cứu, trước đây, các vua Việt Nam thường sai các đoàn sứ thần sang Trung Quốc mua gấm, lụa loại hảo hạng của Trung Quốc về may hoàng bào cho nhà vua, nhưng các vị vua Trung Quốc ra lệnh cấm bán lụa màu vàng cho phía Việt Nam, vì họ cho rằng chỉ có hoàng đế Trung Hoa mới được mặc áo màu vàng. Do đó, từ thời Nguyễn, triều đình đã phải đặt các hộ dệt vải lụa ở Hà Đông chuyên dệt lụa, gấm màu vàng dành riêng cho triều đình. Các hộ dệt vải lụa truyền thống ở một số địa phương khác cũng được yêu cầu tiến nộp các mặt hàng dệt cao cấp thay cho việc nộp thuế bằng tiền.

Theo các nhà nghiên cứu về dệt, thì các tấm vải may áo hoàng bào của vua Nguyễn đã được những người thợ dệt xưa ứng dụng kỹ thuật dệt hiện đại nhất của các thế kỷ XVII, XVIII mới được du nhập từ châu Âu. Đó là kỹ thuật dệt theo các tấm bìa đục lỗ. Trước đây, để tạo ra các hình rồng mây trên áo các vua chúa, người ta phải dùng kỹ thuật thêu, vẽ lên vải trơn. Tuy nhiên càng về sau, các đồ án trên hoàng bào càng phức tạp khiến cho kiểu dệt khung truyền thống trở nên hạn chế. Với kỹ thuật dệt khung có sự hỗ trợ chạy sợi bởi những tấm bìa đục lỗ, người ta bắt đầu tạo ra những tấm vải dệt tạo hình trang trí phức tạp, để phục vụ các quy tắc nghi lễ ngày một phức tạp của triều đình.

“Đại Nam hội điển sự lệ” viết: “Hoàng bào may bằng sa đoạn sắc vàng chính, thêu rồng lớn rồng nhỏ, mây, thủy ba và 4 chữ “Phúc Thọ”. Mặt trước và sau mỗi mặt có 2 chữ “Vạn Thọ”, 3 hình rồng. Mỗi tay áo có 1 hình rồng, 2 cánh và san hô, hỏa lựu, xâu chuỗi bằng hạt ngọc châu nhỏ. Cổ áo bằng đoạn đậu 8 sợi tơ bóng màu tuyết trắng, 2 dải rủ xuống đều thêu rồng mây”

“Đại Nam hội điển sự lệ” viết: “Hoàng bào may bằng sa đoạn sắc vàng chính, thêu rồng lớn rồng nhỏ, mây, thủy ba và 4 chữ “Phúc Thọ”.

Từ các hiện vật để lại có thể thấy các hoàng bào vua nhà Lê, Nguyễn được may từ những khổ vải rất rộng, tới tận 14 mét, và theo tính toán, phải được dệt từ 8kg tơ tằm rồi thêu từng mảnh sau đó ghép vào 14 mét vải lót trong. Phần vải lót trong được dệt mỏng theo kiểu dệt lụa với chỉ thêu bằng sợi tơ tằm se hai chiều. Các sợi kim tuyến vàng, kim sa, khuy áo được làm bằng đồng mạ vàng, trong mắt rồng được làm bằng cườm và ngọc trai. Rất nhiều món trang sức phải mua từ nước ngoài về phục vụ sản xuất.

Hoàng bào của vua Nguyễn cũng “cõng” một khối lượng vàng đồ sộ. Chuyên gia Trịnh Bách, người cùng nghệ nhân Vũ Văn Giỏi tiến hành phục chế các hoàng bào triều Nguyễn cho biết, mỗi chiếc hoàng bào nặng khoảng 6kg, thì chứa đến 1kg vàng, từ các sợi chỉ vàng thêu rồng, hoa văn, đến các chi tiết được đính bằng vàng để trang trí. Thân áo thường được thêu từ một loại chỉ vàng được dát từ vàng mỏng với công nghệ kéo đặc biệt. Loại chỉ vàng này có độ bền cao khi áo may cả trăm năm cũng không bay màu hoặc hỏng. Tuy nhiên, khi phục chế, các chuyên gia chỉ dám chỉ điểm vàng lên một số phụ kiện chứ không thể đính 1kg vàng như bản gốc của triều Nguyễn. Dù vậy, số tiền để phục chế chiếc áo này vẫn lên đến hơn một tỷ đồng. Bên cạnh đó, trang phục của nhà vua cũng như hoàng tộc, quý tộc còn có thêm hàng loạt chi tiết bằng trân châu, kim cương, ngọc trai, pha lê, đồi mồi... để tăng thêm giá trị và uy nghi.

Với số lượng chi tiết, họa tiết, phụ kiện như vậy, nhóm nghệ nhân phục chế hoàng bào đã phải mất cả năm trời mới hoàn thành một sản phẩm. Thời xưa, các loại trang phục của hoàng gia do Cẩm Tượng ty (còn gọi là Tượng cục) chịu trách nhiệm, với hàng chục thợ thủ công tay nghề cao sản xuất. Dù số lượng thợ đông đảo, thì Tượng cục cũng mất nhiều tháng mới hoàn thành xong một chiếc hoàng bào của nhà vua.

Thời gian may, thêu kéo dài, do mỗi mẫu áo đều có quy cách riêng, được xác định và kiểm tra kỹ lưỡng, nếu sai, hỏng sẽ bị phạt rất nặng. Áo vua thêu rồng với 5 móng, áo hoàng thái tử, các vị tước vương, thêu con mãng (rồng 4 móng), con giao (hóa thân cấp thấp của rồng), áo hoàng hậu công chúa thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đuôi), áo công chúa thêu chim loan (giống như chim phượng nhưng chỉ có 1 dải đuôi). Cũng chỉ có trên áo vua, hoàng hậu mới trang trí thêm các hoa văn tứ thời, bát bửu, còn trên áo mũ của vương tôn và cung tần, các hình bát bửu được thay thế bằng những cổ đồ. Các đồ hình chữ Hán trang trí trên áo mũ cũng có sự phân biệt. Áo vua thường thêu nổi các chữ “Phúc, Lộc, Thọ” đại tự theo lối chữ triện, trong khi các chữ “Phúc, Lộc, Thọ” trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên mặt vải, không nạm trân châu hay thêu kim tuyến như trên áo mũ của vua và thường thể hiện theo lối chữ chân.

Ngoài sản xuất các loại hoàng bào, Tượng cục còn may các loại trang phục khác của nhà vua, mỗi loại lại có tên gọi riêng, màu sắc riêng và chỉ mặc trong những dịp cụ thể: trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông… Khi hoàng đế thiết triều, phục trang kèm theo long bào và mũ còn có xiêm (mặc quây như váy), đai, hốt ngọc và đôi hia thêu rồng bằng kim tuyến nạm vàng. Mũ thiết thường triều của vua gọi là mũ cửu long thông thiên, đính 9 con rồng, với 2 cánh chuồn hướng lên trời, trang trí hàng trăm chi tiết bằng kim cương, vàng, bạc, ngọc, đá quý. Riêng mũ dùng trong dịp vua tế Nam Giao là miện, với mặt trên phẳng (nên còn gọi là mũ Bình thiên), phía trước và sau có các chuỗi hạt quý rũ xuống thành mành. Mũ miện được đi cùng áo cổn, thường có màu đen chứ không phải màu vàng, và huân thường (váy quây ngoài quần).

Những chiếc mũ của hoàng đế nhà Nguyễn để lại cũng không còn nguyên vẹn. Từ các phần còn lại của 4 bộ mũ, miện do triều Nguyễn bàn giao cho chính phủ lâm thời sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, sau gần 70 năm nằm trong kho dẫn đến mục nát, hư hại, đến những năm gần đây, mới được nghệ nhân kim hoàn Vũ Kim Lộc phục chế thành công. Qua các tác phẩm phục chế, chúng ta cũng mới có thể được chiêm ngưỡng những sản phẩm tinh tế do bàn tay khéo léo của người thợ cung đình Việt chế tác. Khung mũ được đan bằng lông đuôi ngựa, thêu chỉ vàng, gắn hàng trăm vật trang trí bằng vàng, kim cương, đá quý. Theo nghệ nhân Lộc, nhìn vào những sợi vàng nhỏ dùng để thêu, dệt họa tiết trên những chiếc mũ này cũng đủ thấy sự tinh xảo của nghệ nhân xưa, khi các sợi vàng nhỏ 0,1 - 0,35mm, và còn được cầu kỳ tạo hoa văn thừng trên các sợi vàng đó, trong khi kỹ thuật kéo sợi vàng hiện nay, cũng mới chỉ đạt tới sự tinh xảo nhất là 0,25mm.

Ngày nay, qua các hiện vật lưu giữ trong bảo tàng, các tấm hoàng bào, trang phục được phục chế thành công như Phượng bào Thu Đông của Hoàng hậu, Sa kép Xuân Hạ của Quý phi, Sa kép Xuân Hạ của Thái tử, Mãng bào Thu Đông của Hoàng tử… đến những chiếc mũ thượng triều, tế giao được tái hiện, chúng ta mới thấy được sự cầu kỳ, phức tạp của trang phục hoàng gia và cũng thấy được sự khéo léo, tinh tế từ bàn tay những người nghệ nhân nước Việt.

KHÚC
KHẢI
HOÀN
của thời trang
CAO CẤP
ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐÃ ĐÁNH DẤU MỘT KHOẢNG THỜI GIAN THỬ THÁCH TRONG MỌI LĨNH VỰC, VÀ NGÀNH THỜI TRANG XA XỈ CŨNG KHÔNG THỂ MIỄN NHIỄM. TẤT CẢ MỌI QUÁ TRÌNH TỪ SÁNG TẠO, SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG, NHƯNG MAY THAY, MỌI THỨ CHỈ CHỮNG LẠI TRONG MỘT THỜI GIAN NGẮN VÀ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI.
Rơi vào thế khó một cách không ngờ

Đầu năm 2020, khi các tín đồ thời trang vẫn đang hối hả đổ xô về các kinh đô thời trang để tham dự những show diễn cho mùa Thu Đông 2020, ít ai ngờ rằng họ sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn lao chỉ vài tháng sau đó. Khi mà các show diễn cuối cùng trong Tuần lễ Thời trang Paris kết thúc , cũng là lúc đại dịch COVID-19 lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới. Guồng quay khổng lồ của thời trang bỗng bị kìm hãm bởi một thế lực hắc ám – những con virus bất trị.

Hàng loạt cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ ở khắp mọi nơi trên thế giới đã phải đóng cửa, hoạt động cầm chừng, bởi một lẽ, đây không phải là những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống. Những nhà xưởng sản xuất cũng phải thay đổi cách hoạt động để thích ứng với tình hình căng thẳng.Không chỉ vậy, nhiều tập đoàn lớn như LVMH hay Kering còn tận dụng nguồn lực nhân công và nhà xưởng của mình để đóng góp vào hoạt động phòng chống dịch, hỗ trợ cho các tổ chức y tế, bệnh viện,... Những thợ may chuyển sang may y phục cho các bác sĩ, sản xuất tấm màng chắn giọt bắn, khẩu trang,... Những dây chuyển sản xuất mỹ phẩm được tận dụng để sản xuất các sản phẩm sát khuẩn.

Thế giới thời trang trong lúc này cũng phải đối mặt với sự mất mát của những nhà thiết kế lừng lẫy, những người đã đóng góp công sức gây dựng lên nền thời trang hiện đại. Đó là NTK Kenzo Takada - cha đẻ của thương hiệu Kenzo, NTK Sergio Rossi - người làm nên những thiết kế giày thanh lịch cho thương hiệu mang tên mình, hay Alber Elbaz - NTK gốc Israel rất được mọi người yêu quý bởi tài năng từng đưa nhà mốt Lanvin lên đỉnh cao thời hoàng kim. Cho tới đầu năm 2022 này, công chúng yêu thời trang vẫn phải chứng kiến sự hoành hành khủng khiếp của COVID-19 khi NTK Thierry Mugler cũng đã gục ngã trước sự tấn công khó lường của virus SARS-CoV-2.

Khi mà cả thế giới hoang mang chống chọi với bệnh dịch, các thương hiệu thời trang cao cấp cũng nhún nhường hơn; nhận thức được tình thế, họ mang tới những thông điệp tích cực trên mọi nền tảng truyền thông. Tất cả đều chung tay để xoa dịu những nỗi đau mất mát to lớn, những ảnh hưởng nặng nề mà không phải ai cũng có thể xoay xở kịp và đương đầu

Vượt qua thử thách

Những thử thách ban đầu của đại dịch COVID-19 đối với các thương hiệu đã mở ra những chuyển mình đầu tiên khi tất cả đều đồng lòng vực dậy tinh thần của mọi người trên thế giới. Những đóng góp to lớn của các ông lớn trong lĩnh vực xa xỉ phẩm đã cùng với hệ thống y tế tại các quốc gia mang đến nhiều giải pháp kịp thời, để khắc phục các hậu quả nặng nề. Nhiều tập đoàn, công ty thời trang cũng quan tâm hơn đến chính những nhân viên, nguồn nhân lực quý giá của mình, trong thời điểm này. Tất cả được đảm bảo nhu cầu thiết yếu để không ai bị bỏ lại phía sau trong thời điểm khó khăn và ảm đạm nhất.

Còn những show thời trang trình diễn đã được chuyển thành những bộ lookbook và video được phát trực tuyến để đáp ứng lại sự trông chờ, mong mỏi của các tín đồ thời trang trên thế giới. Đây hoàn toàn là giải pháp tình thế trong thời điểm đại dịch để ứng phó với khó khăn trước mắt. Dĩ nhiên, thiếu vắng đi hàng ghế đầu với những gương mặt đình đám - là một trong những yếu tố thu hút sự quan tâm của giới mộ điệu ngày nay - cũng không khỏi khiến mọi người rơi vào cảm giác trống trải. Tuy vậy, sự sáng tạo của các nhà mốt lớn vẫn chứng tỏ được sức bền bỉ của họ với thời trang. Mỗi bộ sưu tập không còn nhiều thiết kế như các show thời trang runway thông thường, nhưng tất cả đều thể hiện sự nỗ lực to lớn của từng thương hiệu, của những người thợ, của tất cả những người vượt qua mọi thử thách để đảm bảo guồng quay thời trang không dừng lại.

Những thử thách ban đầu của đại dịch COVID-19 đối với các thương hiệu đã mở ra những chuyển mình đầu tiên khi tất cả đều đồng lòng để vực dậy tinh thần của mọi người trên thế giới.

Không chỉ vậy, khoảng thời gian ở nhà nhiều hơn của mọi người cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các thương hiệu thời trang xa xỉ. Dòng thời trang loungewear (trang phục mặc nhà) được đầu tư hơn với những bộ trang phục và cả phụ kiện dành cho không gian giữa các bức tường. Ở nhà không có nghĩa là chúng ta ngừng mặc đẹp, đặc biệt là khi chuyện ăn mặc mang tới niềm vui cho chính mình. Dòng sản phẩm Dior Chez Moi cũng mang đến những bộ sưu tập mới với hình ảnh mãn nhãn, giúp cho mọi người tận hưởng được những khoảng thời gian ở nhà một cách thoải mái hơn. Louis Vuitton mang đến những món đồ chơi để khách hàng có thể giết thời gian như jenga (xếp gỗ) hay những đồ vật phục vụ cho mục đích tập luyện thể thao (tạ đơn, dây nhảy,…).

Sự nhộn nhịp có thể tạm lắng xuống, nhưng vẫn còn đó những thông điệp để nhắc nhở mọi người hãy tận hưởng cuộc sống hiện tại, dù có khó khăn đến mấy cũng đừng quên trân trọng những gì mình đang có.

Khúc khải hoàn của thời trang cao cấp

Tình thế khó khăn xảy đến một cách bất chợt với quá nhiều xáo trộn cũng như những thử thách được đặt ra cho tất cả mọi người. Không phải ai cũng có thể vững vàng vượt qua ngoại trừ các ông lớn trong lĩnh vực vận chuyển, hàng nhu yếu phẩm,… nhưng bản thân ngành hàng xa xỉ phẩm cũng có những cú chuyển mình ấn tượng. Báo cáo tài chính các năm 2020 và 2021 của các công ty đều cho thấy sự tăn trưởng vượt bậc đối với các ông lớn, điển hình như các tập đoàn LVMH, Kering,… và cả Hermès. Năm 2021, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Hermès đạt mức 8,982 tỷ Euro, tăng 42% theo tỷ giá hối đoái cố định và 41% tại tỷ giá hối đoái hiện hành so với năm 2020. Thu nhập hoạt động định kỳ tăng 78% và đạt mức 3,530 tỷ Euro (39,3% doanh thu). Lợi nhuận ròng (cổ phiếu của Tập đoàn) đạt 2,445 tỷ Euro, tăng 77% so với năm 2020.

Ông Axel Dumas, Chủ tịch Hermès, cho biết: “Tôi rất cảm kích mọi tâm huyết và chất lượng công việc mà đội ngũ của chúng tôi đã thể hiện, bởi cùng nhau, chúng tôi đã làm nên một năm 2021 đáng nhớ. Sức sáng tạo dồi dào, bí quyết thủ công độc đáo và nguyên vật liệu chất lượng tuyệt mỹ đã thúc đẩy sự phát triển cho 16 ngành hàng của chúng tôi. Hermès vô cùng tâm huyết với vai trò là một công ty có cam kết, có trách nhiệm và tiếp tục với cam kết tạo thêm việc làm mới trên toàn thế giới và kiến tạo khu vực tại Pháp, cùng lúc củng cố các mục tiêu vì môi trường ấp ủ nhiều tham vọng lớn của mình”.

Tại Việt Nam, việc đi lại khó khăn khi các chuyến bay thương mại quốc tế tạm ngừng lại mở ra cơ hội cho các nhà bán lẻ trong nước - đặc biệt là ngành hàng xa xỉ. Thay vì kết hợp đi du lịch để mua đồ hiệu, khách hàng trong nước cũng có sự gắn bó chặt chẽ hơn với các cửa hàng trong nước khi mà các các ông lớn máu mặt nhất trong ngành xa xỉ phẩm cũng đều có mặt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ hội ngàn năm có một để tất cả các thương hiệu có thể chứng minh được cho khách hàng về các dòng sản phẩm có mặt tại Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Không chỉ vậy, chất lượng dịch vụ với sự kết nối, chăm sóc khách hàng của các thương hiệu sẽ có một cú hích lớn để đảm bảo giữ được chân khách hàng, đặc biệt trong tương lai gần khi mà các chuyến bay thương mại bắt đầu được kết nối lại.

Vậy là tất cả mọi người đã vượt qua được hơn 2 năm đại dịch hoành hành với vô vàn nỗ lực để có thể duy trì được vòng quay của thời trang. Các show diễn đã trở lại với sàn diễn truyền thống, đồng thời, nhiều thương hiệu vẫn duy trì kế hoạch livestream trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Các tuần lễ thời trang đã nô nức trở lại sau đại dịch với những bộ sưu tập mới, những thông điệp mới và các xu hướng, thể nghiệm mới, trong một thế giới bình thường mới.

QUYỀN LỰC
CHI TIÊU MỚI
TRONG LÀNG
THỜI TRANG
MỘT CÁCH KHÔNG NGẠI NGẦN, TỜ THE FINANCIAL TIMES GỌI CÁC MILLENNIALS, NHỮNG NGƯỜI SINH RA TRONG QUÃNG THỜI GIAN TỪ 1981 - 1996, LÀ “NHÓM KHÁCH HÀNG QUYỀN LỰC NHẤT THẾ GIỚI”. TÍNH ĐẾN NĂM 2025, TỔNG CHI TIÊU CỦA CÁC MILLENNIALS CHIẾM KHOẢNG 50% THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG XA XỈ TRÊN TOÀN CẦU, NHẤT LÀ Ở MẢNG THỜI TRANG VÀ MỸ PHẨM. RÕ RÀNG, 700 NGÀN TỶ USD LÀ CON SỐ MÀ BẤT CỨ THƯƠNG HIỆU NÀO CŨNG MUỐN CÓ PHẦN TRONG ĐÓ, CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT.
BÀI: Phi Tuyết

Một trong những lý do cơ bản để các millennials “yêu” thời trang cao cấp nhiều hơn các thế hệ đi trước, chính là việc họ được đảm bảo tốt hơn về mặt tài chính, họ có mức thu nhập khả dụng cho những thứ xưa nay vẫn được xem là xa xỉ. Đó cũng là lý do vì sao các nhà mốt luôn tích cực hợp tác với nhóm nhân vật nổi tiếng được các millennials mến chuộng. Chính họ, chứ không phải ai khác, đang trở thành mục tiêu tiếp thị và thiết lập xu hướng, phong cách của thời trang cao cấp. Làm những công việc được trả lương cao hơn, cộng thêm chủ nghĩa tiêu dùng bùng nổ trên toàn cầu, các millenials - hay còn có tên khác là Thế hệ Y - cũng không ngần ngại tuyên bố, họ thực sự yêu thích thời trang cao cấp.

Tái định nghĩa khái niệm xa xỉ

Nhưng, Thế hệ Y cũng được xem là những người định hình lại khái niệm xa xỉ trong lĩnh vực thời trang. Hai yếu tố truyền thống làm nên một mẫu trang phục xa xỉ là kỹ nghệ chế tác tinh xảo và tính độc quyền lại đang bị họ xem nhẹ. Người ta vẫn nghĩ, khi khoác lên mình bộ trang phục của Chanel, cầm trên tay túi Hermès, đi giày Christian Louboutin, đó là thể hiện đẳng cấp hay sự sành điệu. Nhưng các millennials mua đồ xa xỉ không vì mục đích đó. Họ mua để làm hài lòng bản thân, mang lại niềm vui cho bản thân chứ không phải cho cả thiên hạ thấy mình là người sang trọng.

Một khảo sát do Công ty UBS tiến hành ở 4 thị trường xa xỉ trọng điểm trên toàn cầu là Mỹ, Pháp, Italia và Trung Quốc cho thấy, hầu hết millennials được hỏi đều lạc quan về thu nhập của mình và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho thời trang xa xỉ. Tuy nhiên, họ hoàn toàn kiểm soát được sở thích của mình, luôn nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm họ muốn, và đặc biệt hơn, sẽ dành nhiều thiện cảm cho các thương hiệu đảm bảo được 3 yếu tố: đạo đức - minh bạch - bền vững trong sản xuất và kinh doanh.

Bởi thời trang luôn là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn, nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này. Không phải ngẫu nhiên và trong gần một thập niên trở lại đây, lông thú tự nhiên đã hoàn toàn vắng bóng trên các sàn catwalk. Đơn giản, cả Thế hệ Y và các đàn em là Thế hệ Z đều tẩy chay loại nguyên liệu “ác độc” này.

Phần nào chịu ảnh hưởng từ Thế hệ Z, các millennials cũng rất chuộng dòng trang phục athleisure, thoải mái, đa dụng, có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ công sở tới phòng tập. Đó cũng là lý do để các nhà mốt xa xỉ tung ra nhiều sản phẩm athleisure hơn, nhất là giày sneakers và đồ tracksuit. Nắm bắt được nhu cầu luyện tập ngày càng tăng của các millennials, nhiều nhà mốt còn không ngần ngại tạo ra các thương hiệu con chuyên về athleisure, như Boss Orange của Hugo Boss, VLNT của Valentino, Linea Rossa của Prada…

Thậm chí, để chiều lòng các millennials, các nhà mốt cao cấp cũng không ngại ngần bắt tay với các thương hiệu thể thao để cho ra đời những dòng sản phẩm mang lợi thế của cả hai bên: vừa sang trọng lại vừa thoải mái, hỗ trợ luyện tập và bảo vệ sức khỏe ở mức cao nhất. Ví dụ như Adidas đã có mối quan hệ chặt chẽ với bốn nhà Stella McCartney, Alexander Wang, Prada và Raf Simons, các nhà Louis Vuitton, Balmain, Off-White, Supreme đều chọn Nike làm đối tác tin cậy, Valentino và Givenchy lại tìm đến nhãn Onitsuka Tiger của Nhật Bản, Gucci “bầu bạn” với The North Face, còn Jil Sander chuẩn bị tung ra dòng athleisure với một thương hiệu đang lên là Arc’teryx…

Các millennials yêu thích nhiều thương hiệu xa xỉ nhưng không muốn bị lệ thuộc, và giữa muôn vàn cái tên,- Gucci và Louis Vuitton vẫn được ưa chuộng nhất.
Nắm bắt được nhu cầu luyện tập ngày càng tăng của các millennials, nhiều nhà mốt còn không ngần ngại tạo ra các thương hiệu con chuyên về athleisure, như Boss Orange của Hugo Boss, VLNT của Valentino, Linea Rossa của Prada…

Một trong những lý do để nhà mốt này gặt hái thành công lớn như vậy, chính là việc đánh giá chính xác tầm quan trọng của internet. Gucci đã hiện diện trên mạng xã hội từ khi các đối thủ cạnh tranh vẫn đang nói “không” với hoạt động trực tuyến, thậm chí, còn thuộc nhóm nhà mốt xa xỉ đầu tiên tham gia TikTok - vương quốc riêng của Thế hệ Z. Nên biết, các millennials lớn lên cùng sự bùng nổ của internet và công nghệ di động, chính vì thế, họ sẽ luôn ưu ái cho những thương hiệu biết cách tiếp cận họ, chinh phục họ trên các nền tảng kỹ thuật số này. Gucci đã không chỉ đi đúng hướng, mà còn đi rất sớm.

Bên cạnh các kênh bán lẻ truyền thống, Gucci cũng phát triển hiệu quả kênh thương mại điện tử, giúp các millennials cảm thấy thoải mái và tiện lợi hơn khi mua sắm. Không dừng lại ở đó, nhà mốt Italia còn liên kết với một kênh chuyên ký gửi và bán lại thời trang xa xỉ là TheRealReal để giúp các millennials dễ dàng “thanh lý” những bộ trang phục đắt đỏ khi cần thiết. Các millennials (và cả Thế hệ Z) đều thích trao đổi, quay vòng, chạy theo xu hướng mới, đề cao trải nghiệm tức thời, không đặt nặng vấn đề “sở hữu trọn đời”. Chưa kể, trang phục cao cấp thì chất lượng cắt may và hoàn thiện luôn cực tốt, việc mua bán lại, tái sử dụng cũng là hành động góp phần thúc đẩy thói quen tiêu dùng bền vững.

Không chỉ vậy, Gucci còn nắm được những giá trị mà các millennials luôn trân trọng. Nhà mốt này đã phát triển chương trình bảo vệ môi trường mang tên Gucci Equil Balance, qua đó minh bạch hóa quy trình sản xuất, các tác động tới tự nhiên và mức độ hài lòng của nhân viên. Được các millennials ưa thích sau Gucci và Louis Vuitton là Alexander McQueen, Hugo Boss, Prada, Bulgari và Rolex.

Tại Trung Quốc, Thế hệ Y sẵn sàng bỏ ra tối thiểu 20% cho thời trang và dịch vụ cao cấp, danh sách các thương hiệu được yêu thích tương đối khác so với Mỹ và châu Âu. 5 cái tên đứng đầu trong danh sách là Hermès, Chanel, Cartier, Gucci và Dior. Còn tại Hàn Quốc, theo số liệu của chuỗi siêu thị Hyundai Department Store, số người mua sắm thời trang cao cấp trong độ tuổi 20 - 40 đang tăng lên đều đặn, bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch trong hai năm qua.

Bài học từ Gucci

Cũng theo số liệu của UBS, các nhà mốt hoạt động hiệu quả trong thời gian vừa qua hầu hết đạt tỉ lệ doanh thu cao từ Thế hệ Y. Con số này rơi vào khoảng 65% với Saint Laurent, 55% với Gucci, 33% với Louis Vuitton. Các millennials yêu thích nhiều thương hiệu xa xỉ nhưng không muốn bị lệ thuộc, và giữa muôn vàn cái tên, Gucci và Louis Vuitton vẫn được ưa chuộng nhất. Đã có nhiều bài phân tích, rằng các đồng nghiệp ở khắp nơi nên học tập Gucci như thế nào khi đạt doanh số bán quanh mức 2 tỷ USD/năm, và một nửa số đó đến từ các millennials.

Thậm chí, ở xứ sở kim chi, cơn sốt này không có nhiều liên quan đến mức thu nhập cao, như ở phương Tây. Các millennials sẵn sàng tiết kiệm, thậm chí là thắt lưng buộc bụng để mua những món đồ xa xỉ họ ưa thích. Săn hàng “second hand” trên các kênh ký gửi như TheRealReal, Luxury Garage Sale, Farfetch, Poshmark hay thredUP cũng là cách giúp họ sở hữu được những sản phẩm ưng ý với giá hời. Tính theo lịch sử tìm kiếm trên mạng, những thương hiệu được các millennials Hàn Quốc yêu thích nhất lần lượt là Louis Vuitton, Chanel, Hermès và Prada.

Lý do để mua thời trang xa xỉ cũng khá đơn giản. Mang đến cảm giác thỏa mãn cho bản thân và không để mình tụt hậu với các xu hướng đương đại. Các ngôi sao ca nhạc thần tượng, các diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc thường được mời làm gương mặt đại diện cho các nhà mốt lớn, đây cũng là lý do để Thế hệ Y và một phần Thế hệ Z nhiệt thành hơn với thời trang cao cấp.

Dĩ nhiên, các millennials dù ở bất kỳ nơi nào cũng đều nhận thức được rõ ràng sở thích của mình, và cho rằng đó chỉ là lựa chọn cá nhân. Lao động chăm chỉ để trả tiền cho một bộ trang phục, một món phụ kiện cao cấp và hạnh phúc với chúng là điều tuyệt vời. Nhưng nếu mua chỉ để theo kịp người khác lại là chuyện khác. Bởi niềm vui khi mua hàng thường ngắn, mà nỗi đau khi trả tiền lại rất dai dẳng

NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỜI CUỘC KHÔNG LÀM CHO LÀNG THỜI TRANG BỚT NHỘN NHỊP CHÚT NÀO, VÀ MẶC ĐẸP, MẶC HỢP THỜI VẪN CỨ LÀ NHU CẦU BUỘC PHẢI THỎA MÃN CỦA CÁC CÔ NÀNG SÀNH ĐIỆU. CHỈ CẦN NHÌN VÀO TUẦN LỄ HAUTE COUTURE DIỄN RA Ở PARIS CÁCH ĐÂY KHÔNG LÂU LÀ PHẦN NÀO BIẾT ĐƯỢC MỘT SỐ XU HƯỚNG SẼ ĐƯỢC MẾN CHUỘNG THẬT NHIỀU TRONG MÙA HÈ NĂM NAY.
Paris Haute
Couture 2022:
Tươi mới &
giàu sáng tạo
NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỜI CUỘC KHÔNG LÀM CHO LÀNG THỜI TRANG BỚT NHỘN NHỊP CHÚT NÀO, VÀ MẶC ĐẸP, MẶC HỢP THỜI VẪN CỨ LÀ NHU CẦU BUỘC PHẢI THỎA MÃN CỦA CÁC CÔ NÀNG SÀNH ĐIỆU. CHỈ CẦN NHÌN VÀO TUẦN LỄ HAUTE COUTURE DIỄN RA Ở PARIS CÁCH ĐÂY KHÔNG LÂU LÀ PHẦN NÀO BIẾT ĐƯỢC MỘT SỐ XU HƯỚNG SẼ ĐƯỢC MẾN CHUỘNG THẬT NHIỀU TRONG MÙA HÈ NĂM NAY.
BÀI: Như Nguyệt
Nếu phải trả lời một câu hỏi, rằng các nhà thiết kế đã kể chuyện gì trong tuần lễ haute couture vừa qua, thì đó chắc chắn là một câu chuyện viễn tưởng

Đây cũng được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của thời trang xa xỉ với sàn catwalk giữa khán giả trực tiếp, cùng sự hiện diện của rất nhiều người nổi tiếng ở những hàng ghế đầu tiên. Đã bao lâu rồi chúng ta không thấy những khung cảnh đầy cảm xúc như vậy?

Thứ mà các nhà mốt như Dior, Chanel hay Fendi mang tới Paris đều là những sáng tạo hoàn toàn thủ công, và thật kỳ lạ, chúng có vài điểm tương đồng với vài xu hướng của mùa xuân hè, lại tràn ngập sự hoài niệm đầy thi vị về những năm tháng tươi đẹp đã qua. Chẳng phải thời trang vẫn là một vòng tròn khép kín, và chính là “cái cũ tốt đẹp bị lãng quên” đó sao…

Hình như, đây là lần đầu tiên những chiếc váy bodycon xuất hiện đầy mạnh mẽ trong một tuần lễ thời trang hoàn toàn xa xỉ. Đây là loại váy ôm sát cơ thể, từng rất thịnh hành trong thập niên 1980, khi giới trẻ đắm chìm trong những cuộc vui ở vũ trường với quả cầu disco lóng lánh trên cao.

Tuy nhiên, qua sự thể hiện tuyệt vời của Glenn Martens cho nhà Jean Paul Gaultier và Pierpaolo Piccioli cho nhà Valentino, sự gợi cảm của váy bodycon đã hòa lẫn vào nét thanh lịch, đồng thời góp phần truyền tải một thông điệp lớn của tuần lễ thời trang: tôn vinh vóc dáng cơ thể dưới mọi kiểu cách. Và bodycon cũng từ dạng váy ngắn ngang đùi đã trở nên biến hóa hơn, thành váy dài kèm những đường cắt xẻ (cut-out) như của nhà Alexandre Vauthier, hay thành jumpsuit lệch vai như của nhà Dior, thành váy hoa lộng lẫy như của nhà Elie Saab, hoặc đầm quây cúp ngực như của nhà Fendi.

Trong mùa xuân hè năm nay, đi cùng với váy bodycon là kiểu trang trí bằng sequin (hạt kim loại) và sequin cũng xuất hiện rất nhiều tại tuần lễ haute couture, như một biểu hiện của sự phá cách đầy ngẫu hứng. Nếu Paco Rabane đã là một nhà tiên phong với sequin từ nhiều năm qua thì đây là lần đầu tiên công chúng thấy Chanel, Dior, Fendi và Valentino “chơi bạo” khi đưa ra những mẫu thiết kế và cách thể hiện khác lạ để giúp sequin trở nên sang trọng hơn. Ví dụ như khi chúng nằm trên các mẫu váy không tay, đầm hai dây hay đầm maxi cách điệu, thậm chí trên cả những bộ suit quá khổ. Và đối lập với sự sắc bén của sequin là sự mềm mại, dịu dàng của lông vũ, xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ lông mi của người mẫu cho tới những đôi tất thời trang đầy quyến rũ. Những mẫu đầm dạ hội gắn lông vũ dành cho các sự kiện thảm đỏ hay dạ tiệc được yêu thích đến bất ngờ.

Cũng lâu rồi công chúng mới thấy trào lưu “hở thanh lịch” lên ngôi tại Paris. Những mẫu đầm dài xẻ tới đùi của Zuhair Murad, Alexandre Vauthier hay Elie Saab mang đến một chút gợi cảm cho người mặc, còn đầm ngắn của Giambattista Valli vẫn khiến người mặc đủ tự tin hiện diện tại các buổi dạ tiệc thượng lưu. Bên cạnh đó là sự trở lại của những chiếc áo lấy cảm hứng từ áo nịt của phụ nữ, nhưng mềm mại hơn, nền nã hơn, mà Jean Paul Gaultier, Alexis Mabille là những đại diện tiêu biểu. Dĩ nhiên, chúng cũng có thể khác thường như của nhà Schiaparelli – một chiếc áo hoàn toàn không có tính ứng dụng – nhưng vẫn cực kỳ bắt mắt. Kèm theo đó là những bờ vai trần và đường cut-out nhẹ nhàng, khéo léo, chắc chắn khiến mùa hè năm nay trở nên dịu mát hơn rất nhiều.

Nếu phải trả lời một câu hỏi, rằng các nhà thiết kế đã kể chuyện gì trong tuần lễ haute couture vừa qua, thì đó chắc chắn là một câu chuyện viễn tưởng.Trong khi nhà Fendi trình làng các mẫu thiết kế mang hơi hướng không gian dựa trên dòng chảy thời gian từ quá khứ đến tương lai thì nhà Schiaparelli lại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bộ tiểu thuyết lừng danh Dune (Xứ cát) với những mẫu trang phuc mang hình ảnh gợi mở về một “hành tinh Schiaparelli”. Cùng đưa công chúng hướng tới thế giới huyền ảo còn có Dior hay Jean Paul Gaultier, trên những mẫu trang phục dùng rất nhiều sequin và kết hợp nhiều loại chất liệu, như len, lụa hay vải xuyên thấu.

Paris
Haute

Đây cũng là thời điểm để nhớ Coco Chanel - trong những năm tháng khi thời trang xa xỉ vẫn còn dành cho đời sống thường nhật, chứ không chỉ riêng cho dạ tiệc hay thảm đỏ. Cho nên, công chúng đã được thấy những bộ suit cổ điển cực kỳ nền nã của Dior, hoàn toàn có thể mặc tới công sở và thu hút mọi ánh mắt của đồng nghiệp. Chanel thì vẫn ưu ái loại vải tweed trứ danh với đủ mọi phom suit, mà nổi bật nhất là những mẫu lấy cảm hứng từ phương Đông. Jean Paul Gaultier cũng lăng xê suit, nhưng thêm vào đó những đường cut-out khá bạo tay, chắcchắn chỉ dành cho những cô nàng giàu cá tính.

Năm nay, các tên tuổi lớn lại chuộng sử dụng gam màu dịu mắt và pastel, như nhà Dior, với tông màu nhạt bắt nguồn từ “nhu cầu cảm thấy bình tĩnh” của Giám đốc sáng tạo Maria Grazia Chiuri. Bà giải thích, “chúng ta đang sống trong thời điểm mà chúng ta hiểu được sự mong manh của chính mình, và tôi nghĩ, điều quan trọng là phải đưa chúng vào trang phục”. Cũng như Dior, nhà Schiaparelli chủ yếu dùng màu đen, vàng và xám sẫm kết hợp kỹ thuật tạo bóng đáng kinh ngạc. Bộ sưu tập của Elie Saab tràn ngập các màu pastel, Fendi, Chanel và cả Alexandre Vauthier cùng ưu ái cho hai gam cơ bản nhất là đen và trắng.

Và trên nền nhiều chất liệu màu trắng, các loại đầm “như của cô dâu” đã xuất hiện với tần suất vô cùng dày đặc, như một lời nhắn nhủ rằng đã đến lúc chúng ta nghĩ nhiều hơn đến việc kết đôi trở lại. Nếu nhà Schiaparelli tiếp tục theo đuổi phong cách siêu thực trên những mẫu đầm này thì Chanel lại về với sự tối giản và nền nã như ở thập niên 1960, hay Dior bỗng nhiên lại tràn ngập màu sắc viễn tưởng. Sự gợi cảm đến tột độ xuất hiện ở Valentino, trong khi Jean Paul Gaultier bỗng nhiên huyền bí đến bất ngờ. Giambattista Valli cổ điển nhưng vẫn trẻ trung, Fendi sang trọng và đẳng cấp, Zuhair Murad mang âm hưởng Trung Đông, nhưng để lại nhiều ấn tượng nhất chắc phải là mẫu đầm tràn ngập cỏ cây hoa lá của Elie Saab. Dĩ nhiên, điều kiện mặc nó cũng không hề dễ chịu chút nào: phải sở hữu vóc dáng “chuẩn chỉnh” đến từng milimet.

Dù mỗi nhà mốt đều có sự sáng tạo mang nét độc đáo riêng biệt, vẫn có rất nhiều yếu tố gắn kết các bộ sưu tập với nhau, và chính chúng đã hình thành nên xu hướng mới, để từ sàn catwalk bước vào tủ quần áo của các fashionista, khi nắng hè chẳng bao lâu sẽ chan hòa trên từng góc phố.

Couture
2022
CÁC CHUYÊN GIA VẪN NÓI, NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG SẼ KHÔNG PHÁT TRIỂN TỚI MỨC ĐỘ ĐỈNH CAO NHƯ HIỆN NAY NẾU THIẾU SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG THỜI TRANG. ĐÂY LÀ MỘT DANH XƯNG KHÔNG DỄ GÌ ĐẠT ĐƯỢC, NGAY CẢ VỚI ANNA WINTOUR – TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ VOGUE, THUỘC NHÓM NHÂN VẬT QUYỀN LỰC NHẤT NHÌ LÀNG THỜI TRANG HIỆN NAY.
NHỮNG
BIỂU TƯỢNG THỜI TRANG ĐƯƠNG ĐẠI
CÁC CHUYÊN GIA VẪN NÓI, NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG SẼ KHÔNG PHÁT TRIỂN TỚI MỨC ĐỘ ĐỈNH CAO NHƯ HIỆN NAY NẾU THIẾU SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG THỜI TRANG. ĐÂY LÀ MỘT DANH XƯNG KHÔNG DỄ GÌ ĐẠT ĐƯỢC, NGAY CẢ VỚI ANNA WINTOUR – TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ VOGUE, THUỘC NHÓM NHÂN VẬT QUYỀN LỰC NHẤT NHÌ LÀNG THỜI TRANG HIỆN NAY.
BÀI: Minh Thư

Trở thành một biểu tượng thời trang không hề đơn giản. Những tiêu chí đầu tiên chắc bất kỳ fashionista nào cũng thuộc nằm lòng, đó là ăn mặc có phong cách, hợp thời, luôn thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Nhưng phong cách không đơn giản chỉ là phong cách, mà quan trọng là nó phải có ngôn ngữ riêng, có chủ đề, có thể truyền tải thông điệp, có sự hấp dẫn phù hợp các xu hướng đang được ưa chuộng, và quan trọng hơn cả, có sức tồn tại lâu hơn danh tiếng của người mặc.

Phong cách của các biểu tượng thời trang sẽ được công chúng học tập và biến tấu, trang phục và phụ kiện họ mang trên người sẽ bán chạy như tôm tươi. Trở lại với Anna Wintour, rõ ràng, những mẫu váy midi in họa tiết nhã nhặn, đôi bốt cao đến gối và kính râm Chanel dù được tán thưởng rất nhiều, nhưng người ta không sao chép lại lối ăn mặc này. Sành điệu nhưng chưa phải mẫu mực và chưa mang lại cảm xúc cho người đối điện.

Những biểu tượng thời trang mà Người Dẫn Đầu chọn giới thiệu tới Quý độc giả dưới đây không chỉ có sự nghiệp thành công, mà còn biết cách sử dụng gu thời trang nhạy bén của mình để tỏa sáng rực rỡ mỗi khi xuất hiện trước công chúng, khiến họ trở thành “con cưng” của bất kỳ nhà mốt xa xỉ nào muốn quảng bá cho tên tuổi và sản phẩm của mình.

Công nương Diana

Phong cách của bà ảnh hưởng tới gu thời trang của hàng triệu fashionista, từ thập niên 1980 cho tới tận ngày nay. Từ một thiếu nữ nhí nhảnh thích đeo nơ, sau khi làm dâu Hoàng gia, bà đã nhanh chóng trở nên quyến rũ theo kiểu thành thục với đầm dạ hội các loại của Versace và Catherine Walker, suit cách điệu của Bill Pashley hay đầm cocktail của Belville Sasoon. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phong cách của Công nương Diana vẫn luôn chặt chẽ và nhất quán, người ta không thể bắt lỗi trang phục dù là nhỏ nhất.

Điểm đáng lưu ý ở đây chính là cách Công nương Diana sử dụng thời trang như một thông điệp về tính cách của bản thân: mỗi trang phục bà lựa chọn đều gợi lên sự lôi cuốn và ấm áp khó diễn tả thành lời. Cũng như việc bà gửi gắm thông điệp thông qua quần áo, mà chiếc váy Christina Stambolian màu đen là nổi tiếng hơn cả - một biểu tượng của sự vươn lên từ đau đớn, xuất hiện trong đúng ngày Hoàng tử Charles tuyên bố có tình cảm với một người phụ nữ khác.

Theo dõi những xu hướng được ưa chuộng trong vài năm trở lại đây, chúng ta vẫn tiếp tục thấy sự tao nhã và lịch lãm của bà ẩn hiện trong các bộ sưu tập. Và nhờ series The Crown vô cùng ăn khách trên Netflix, những mẫu áo khoác và phụ kiện biến tấu từ phong cách của bà lại tiếp tục chinh phục các fashionista sành sỏi

Công nương Diana

sử dụng thời trang như một cách nói lên tính cách của bản thân

Rihanna chính là những gì chúng ta vẫn là biểu tượng thời trang. Số một!

Rihanna

Từ chiếc quần jean rộng thùng thình và áo croptop cho đến những bộ váy lộng lẫy độc nhất vô nhị tại Met Gala, cùng gu thẩm mỹ bùng nổ theo kiểu đầy tự tin, quỹ đạo phong cách cua nữ ca sĩ đa tài đã thực sự đi vào sử sách. Không chỉ vậy, khả năng “nhìn” thấy trước các xu hướng cùng việc thúc đẩy xu hướng athleisure phát triển từ khi nó chớm xuất hiện (nhờ mối quan hệ cực tốt với các hãng thời trang thể thao) đã giúp Rihanna vững vàng trên ngôi vị biểu tượng thời trang đương đại rực rỡ nhất.

Từ Paris tới London, New York hay Milan, Rihanna được xem là một phần không thể thiếu của các tuần lễ thời trang quan trọng nhất, bất kể cô ngồi ở ghế khán giả hay tham gia vào show diễn. Cô thậm chí tạo ra xu hướng dù không phải nhà thiết kế, cho dù đó là kiểu tóc, kiểu trang điểm hay những thương hiệu mà cô lựa chọn. Như Gua Pei, sau Met Gala 2015, cả thế giới đã biết đến nhà mốt Trung Quốc này nhờ bộ váy Rihanna mặc trên thảm đỏ - tốn hơn hai năm trời để cắt may và hoàn thiện. Sau khi hình ảnh Rihanna đeo cặp tai nghe Dolce & Gabbana được lan truyền, món phụ kiện có giá 9.000 USD đã bán hết veo với tốc độ chóng mặt.

Cô là phụ nữ da màu đầu tiên trở thành gương mặt đại diện cho nhà Dior, và là nàng thơ của vô số nhà mốt xa xỉ khác, như Balmain, Gucci hay Balenciaga. Đó chính là những gì chúng ta vẫn gọi là biểu tượng thời trang. Số một!

Harry Styles

Các chuyên gia vẫn nói, giọng hát chính của nhóm One Direction đang sống đúng với họ của mình (style nghĩa là phong cách) trong nhiều năm qua, bất kể khi anh xuống phố với đồ thường nhật hay hiện diện trong các dạ tiệc sang trọng với đồ Saint Laurent hoặc Gucci. Harry Style chính là khuôn mặt nam đầu tiên hiện diện đơn độc trên bìa tạp chí Vogue nhờ những mẫu trang phục độc đáo, dị biệt và chắc chắn khơi gợi rất nhiều tranh luận về khía cạnh văn hóa cũng như giới tính.

Rõ ràng, anh biết cách xác lập phong cách của mình hết sức đơn giản: một tủ quần áo đầy trang phục cơ bản và sau đó, hoàn thiện chúng, phối hợp chúng với nhau theo cách ít ai ngờ tới nhất. Từ những bộ suit vải nhung, những chiếc áo khoác dạ màu pastel đến sơ mi cộc tay, trang phục của anh không bao giờ lỗi mốt. Còn công chúng, khi tham dự hòa nhạc của Harry Styles đều có ý thức chọn trang phục gần với phong cách của anh nhất, thường là táo bạo, mới mẻ và lệch khỏi khuôn khổ.

Tuy nhiên, tất cả đều yêu thích cách Harry Styles thể hiện bản thân qua thời trang và hoàn toàn hòa nhập vào điều đó. Hai năm gần đây, Harry Styles đều được các tờ báo uy tín bầu chọn là biểu tượng thời trang, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến thế hệ Z - không ai phản đối điều này cả

Nhà mốt ưa thích của Timothée Chalamet là Haider Ackermann, những bộ trang phục dành cho anh không chỉ dẫn đầu xu hướng mà còn thể hiện sự tự tin và sở thích của người mặc

Michelle Obama

Ngay từ khi còn giữ cương vị Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà Michelle Obama đã có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực thời trang, nhưng danh xưng biểu tượng thời trang chỉ được xác lập khi bà chính thức rời khỏi cương vị này. Các chuyên gia vẫn cho rằng, bà Michelle Obama hoàn toàn có thể sánh ngang với Jacqueline Kennedy - một cựu Đệ nhất phu nhân khác, biểu tượng thời trang thế hệ trước. Sự khác biệt nằm ở chỗ, phong cách của bà Michelle Obama linh hoạt hơn, có thể dễ dàng kết hợp giữa sang trọng và bình dân, gu thẩm mỹ cũng cao hơn một chút.

Khi đã hết bị ràng buộc bởi các quy tắc của Nhà Trắng, bà Michelle Obama cho thấy sự phóng khoáng cao độ khi lựa chọn phong cách, sẵn sàng thách thức các giới hạn, không ngại “xấu” trong mắt người đối diện để được mặc bộ trang phục mình thích. Tinh thần đó từng được bà thể hiện bằng lời nói trong bài trả lời phỏng vấn của tạp chí Vogue năm 2013: “Tôi luôn nói rằng phụ nữ nên mặc bất cứ thứ gì khiến họ cảm thấy hài lòng về bản thân. Đó là điều tôi vẫn cố gắng làm mỗi ngày”.

Tầm hiểu biết của bà về thời trang là hết sức rộng rãi, thông qua việc lựa chọn những nhà mốt ít tên tuổi nhưng rất giàu tiềm năng của nước Mỹ như Thakoon hay Azzedine Alaia, chứ không chỉ quanh quẩn với Oscar de la Renta hay Ralph Lauren như những người tiền nhiệm. Bộ váy màu đỏ tía bà mặc trong lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Joe Biden đã thực sự chinh phục được công chúng và cả các nhà phê bình khó tính. Phong cách của bà Michelle Obama hiện vẫn là một chủ đề hấp dẫn trong giới chuyên môn, nhờ sự duyên dáng và tư duy mẫu mực của bà. Danh xưng biểu tượng thời trang cho cựu Đệ nhất phu nhân nước Mỹ là không có gì phải bàn cãi.

Timothée Chalamet

Thật ngạc nhiên, chàng diễn viên trẻ này hoàn toàn không cần đến stylist (chuyên gia phong cách) mà vẫn có thể trở thành biểu tượng thời trang nhờ phong cách chuẩn chỉnh đến kinh ngạc. Thực sự hiếm gặp và thực sự đáng nể phục.

Kể từ khi gây dựng được tiếng tăm vào năm 2017, Timothée Chalamet luôn là nhân vật đáng được trông đợi trên các sự kiện thảm đỏ. Giữa một biển lễ phục màu đen, anh luôn nổi bật nhờ những bộ suit “hàng thửa”, màu sắc rực rỡ và kiểu dáng hoàn toàn khác biệt. Ngay cả khi không mặc đồ bảnh bao, Timothée Chalamet cũng biết cách tạo điểm nhấn, ví như đôi bốt Chelsea của Givenchy với phần gót chồng lên nhau, quần nhét vào ống giầy và áo phông trắng với họa tiết cà vạt.

Gần đây, trong buổi ra mắt phim Dune, Timothée Chalamet lại gây chú ý bằng bộ vest đen thuộc BST xuân hè 2022 của nhà Alexander McQueen trang trí bằng khóa kéo, vừa khỏe khoắn lại vừa gửi gắm được hình ảnh nhân vật do anh thể hiện trong phim. Nhà mốt ưa thích của Timothée Chalamet là Haider Ackermann, những bộ trang phục dành cho anh không chỉ dẫn đầu xu hướng mà còn thể hiện sự tự tin và sở thích của người mặc. Timothée Chalamet cũng là một ngôi sao lớn trong lòng thế hệ Z - anh từ ng ra mặt cổ vũ trào lưu athleisure khi tới Met Gala với bộ suit trắng cách điệu, quần nhét trong tất cao cổ và đi giầy sneaker Converse.

Một nhà mốt khác cũng rất được Timothée Chalamet ưa chuộng là Louis Vuitton Men, và chính chiếc dây nịt cách điệu họ dành riêng cho anh trong lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2019 đã góp phần biến anh thành biểu tượng thời trang thế hệ mới.

Michelle Obama

Ngay từ khi còn giữ cương vị Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà Michelle Obama đã có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực thời trang, nhưng danh xưng biểu tượng thời trang chỉ được xác lập khi bà chính thức rời khỏi cương vị này. Các chuyên gia vẫn cho rằng, bà Michelle Obama hoàn toàn có thể sánh ngang với Jacqueline Kennedy - một cựu Đệ nhất phu nhân khác, biểu tượng thời trang thế hệ trước. Sự khác biệt nằm ở chỗ, phong cách của bà Michelle Obama linh hoạt hơn, có thể dễ dàng kết hợp giữa sang trọng và bình dân, gu thẩm mỹ cũng cao hơn một chút.

Khi đã hết bị ràng buộc bởi các quy tắc của Nhà Trắng, bà Michelle Obama cho thấy sự phóng khoáng cao độ khi lựa chọn phong cách, sẵn sàng thách thức các giới hạn, không ngại “xấu” trong mắt người đối diện để được mặc bộ trang phục mình thích. Tinh thần đó từng được bà thể hiện bằng lời nói trong bài trả lời phỏng vấn của tạp chí Vogue năm 2013: “Tôi luôn nói rằng phụ nữ nên mặc bất cứ thứ gì khiến họ cảm thấy hài lòng về bản thân. Đó là điều tôi vẫn cố gắng làm mỗi ngày”.

Tầm hiểu biết của bà về thời trang là hết sức rộng rãi, thông qua việc lựa chọn những nhà mốt ít tên tuổi nhưng rất giàu tiềm năng của nước Mỹ như Thakoon hay Azzedine Alaia, chứ không chỉ quanh quẩn với Oscar de la Renta hay Ralph Lauren như những người tiền nhiệm. Bộ váy màu đỏ tía bà mặc trong lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Joe Biden đã thực sự chinh phục được công chúng và cả các nhà phê bình khó tính. Phong cách của bà Michelle Obama hiện vẫn là một chủ đề hấp dẫn trong giới chuyên môn, nhờ sự duyên dáng và tư duy mẫu mực của bà. Danh xưng biểu tượng thời trang cho cựu Đệ nhất phu nhân nước Mỹ là không có gì phải bàn cãi.

Michelle Obama cho thấy sự phóng khoáng cao độ khi lựa chọn phong cách, sẵn sàng thách thức các giới hạn
Dior
khi thời trang
thách thức
thời gian
KHỞI NGHIỆP Ở PARIS, ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI MẾN CHUỘNG, PHONG CÁCH ĐỘC ĐÁO CỦA DIOR ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀNG THỜI TRANG XA XỈ NGAY TỪ NHỮNG NGÀY ĐẦU XUẤT HIỆN. HỢP MỐT NHƯNG VẪN GIÀU TRUYỀN THỐNG, DIOR LÀ MỘT TRONG VÀI NHÀ HAUTE COUTURE XỨNG ĐÁNG VỚI DANH XƯNG KẺ THAY ĐỔI CUỘC CHƠI, ĐI ĐẦU TRONG MỌI XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH SỐNG CỦA HÀNG TRĂM TRIỆU FASHIONISTA TRONG HƠN BẢY THẬP NIÊN QUA…
BÀI: Ngọc Thu

Một trong những yếu tố then chốt làm nên danh tiếng lẫy lừng của Dior chính là sự thanh lịch và vẻ nữ tính xuyên thời gian. Đó là di sản lớn nhất mà Christian Dior để lại cho hậu thế, cùng nhà mốt do ông sáng lập và điều hành trong 11 năm ngắn ngủi.Thật may mắn, tất cả những người kế nhiệm ông, dù ai cũng có cá tính và nhãn quan thẩm mỹ khác biệt, đều cố gắng gìn giữ và phát huy yếu tố này, để Dior tiếp tục đứng trên đỉnh chóp của thời trang cao cấp.

Thuộc kiểu người kín đáo, sống hướng nội, Christian Dior (sinh ngày 21/1/1905) yêu thích kiến trúc và nghệ thuật từ nhỏ, nhưng để chiều lòng bố, ông đã trở thành sinh viên ngành khoa học chính trị. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng chạy theo niềm đam mê bằng việc mở phòng tranh và sau đó, học thiết kế trang phục. Trở về Paris từ quân ngũ năm 1940, ChristianDior và Pierre Balmain (người sáng lập nhà Balmain) được designer lừng danh khi đó là Lucien Lelong thuê làm nhà thiết kế chính. Ông vừa làm việc, vừa cố gắng góp sức vào việc duy trì và bảo vệ ngành thời trang cao cấp trong bối cảnh Thế chiến thứ hai mở rộng trên toàn châu Âu.

Năm 1946, khi hòa bình lập lại, Christian Dior quyết định khai trương nhà mốt Christian Dior vào ngày 16/12 dưới sự bảo trợ của ông trùm bông vải Marcel Boussac. Chỉ hai tháng sau, thương hiệu còn non trẻ này đã gây rúng động cả châu Âu và sau đó là châu Mỹ bằng bộ sưu tập đầu tay cho mùa xuân hè, được Tổng biên tập tờ Harper’s Bazaar mô tả là “một diện mạo mới” (it’s a new look). Và cả thế giới đã gọi nó là bộ sưu tập New Look.

Không chỉ là một diện mạo mới, nó còn là cuộc cách mạng trong xu hướng thiết kế trang phục thời hậu chiến. Lần đầu tiên người ta được thấy những bộ váy dài đến bắp chân, phần eo thắt lại để tôn vinh bộ ngực đầy đặn và thân hình “đồng hồ cát”, đi cùng chiếc áo khoác Bar, biến tấu từ trang phục nam để tăng thêm vẻ khỏe khoắn, năng động. Christian Dior là bậc thầy trong việc tạo phom - với khung xương, áo ngực, độn hông, váy lót, những bộ váy của ông như xòe ra từphần eo, tạo cảm giác người mặc có vóc dáng tròn trịa đầy quyến rũ.

Ngoài ra, trong bộ sưu tập này còn có những mẫu váy ôm khá gợi cảm, phần vai bồng bềnh nhẹ nhõm, làm nổi bật vẻ mộng mơ của những cô gái thị thành, đối lập hoàn toàn với lối ăn mặc khắc khổ của thời chiến. Christian Dior nói, “Robert Piguet (một nhà thiết kế đàn anh) đã cho tôi hiểu về những ưu điểm của sự đơn giản mà qua đó, nét thanh lịch đã đến một cách tự nhiên nhất”.

New Look đã tiếp thêm sinh khí cho nền công nghiệp thời trang xa xỉ ở Paris đang trong tình trạng lao đao vì thiếu tiền, thiếu nguyên vật liệu cao cấp. New Look được nhóm khách hàng cao cấp như Hoàng gia Anh quốc và giới quý tộc, các nữ minh tinh Hollywood nhiệt tình đón nhận, và phong cách của nó gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên các designer trong suốt thập niên 1950. Thậm chí đến tận thế kỷ 21, nhiều nhà thiết kế tên tuổi vẫn tiếp tục tìm thấy nguôn cảm hứng lớn lao từ New Look

Dĩ nhiên, không phải ai cũng yêu thích phong cách mới mẻ này. Tiêu biểu nhất là Coco Chanel, bà phản đối New Look vì nó không thoải mái, và kết tội cha đẻ nó là người “Không hiểu phụ nữ”. Một bộ phận công chứng cho rằng New Look quá lãng phí vải vóc - Christian Dior dùng tới 20 m vải cho một bộ đầm và sự gợi cảm của nó lây đi tính độc lập của phụ nữ. Chẳng hề gì, mẫu trang phục vẫn bán chạy như tôm tươi, giúp nhà mốt nhanh chóng mở rộng mạng lưới kinh doanh với tốc độ chóng mặt.

Những Showroom và văn phòng mới liên tục được mở ra ở Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác trên cựu lục địa rồi sang tới Nhật Bản, Australia, khu vực Trung và Nam Mỹ. Chỉ trong 10 năm ngắn ngủi, cái tên Dior đã “Chinh phục cả năm châu”. Trở thành đế chế vững mạnh, giàu tiềm năng sáng tạo với nhiều bộ sưu tập “Đi vào lòng người”. Đây cũng là lúc để Dior lấn sang những dòng sản phẩm mới như son môi và nước hoa Miss Dior và Diorama., giày và các loại phụ kiện khác như túi xách, khăn tay, khăn choàng, mũ, nội y, trang sức, đồ may sẵn cao cấp, tất cả đều có logo Christian Dior nằm ở vị trí bắt mắt nhất. Dù bịphàn nàn là điều này làm giảm tính sang trọng của thời trang cao cấp, nhưng rõ là tất cả các nhà mốt đều thích thú và nhiệt tình hưởng ứng, và cuối cùng, trở thành một dạng tiêu chuẩn buộc phải tuân theo với bất kỳ thương hiệu đồ xa xỉ nào muốn khẳng định tên tuổi của mình.

Kỷ niệm 10 năm thành lập cũng là lúc Dior bán được hơn 100.000 bộ trang phục, nhưng chỉ sau đó ít lâu, linh hồn của nhà mốt là Christian Dior qua đời (ngày 24/10/1957) ở tuổi 52 vì một cơn đau tim. Tài năng và sức sáng tạo mạnh mẽ của ông là điều không phải bàn cãi, và người ta mặc nhiên công nhận ông là một trong vài nhân vật vĩ đại nhất, có sức ảnh hưởng lớn lao nhất trong lịch sử của cả ngành công nghiệp thời trang. Nhà báo Kevin Almond đã viết, “lúc Christian Dior rời trần thế, tên ông đã đồng nghĩa với phong cách và sự sang trọng”.

Sau đám tang với hơn 2.500 người tham dự, hỗn loạn bắt đầu xuất hiện trong đế chế còn non trẻ. Đã có những thời điểm Tổng giám đốc Jacques Rouet nghĩ đến chuyện đóng cửa hầu hết chi nhánh trên toàn cầu do tình trạng nhân viên mất niềm tin vì nghĩ khách hàng sẽ sớm bỏ rơi thương hiệu. Nhưng một quyết định táo bạo, nếu không nói là điên rồ của Jacques Rouet đã đưa mọi thứ ở Dior trở lại trật tự ban đầu. Đó là việc bổ nhiệm cậu thanh niên 21 tuổi Yves Saint Laurent làm Giám đốc sáng tạo.

Những thiết kế của Yves Saint Laurent vẫn giữ được nét truyền thống của nhà Dior là thanh lịch và nữ tính,nhưng có phần trẻ trung, táo bạo và dễ mặc hơn, đặc biệt là bộ sưu tập Beat Look, cảm hứng từ những người theo chủ nghĩa hiện sinh trong các quán cà phê và bar nhạc jazz ở Saint-Germain des Près. Thậm chí, ông được nước Pháp tôn vinh là anh hùng dân tộc vì đã cứu vãn cơđồ nhà Dior, đồng nghĩa với việc cứu vãn sự ổn định tàichính của ngành thời trang xa xỉ.

Sau khi Yves Saint Laurent gia nhập quân ngũ, người thay thế là Marc Bohan, lại cổ vũ cho phong cách tao nhã kiểu cổ điển, và rất được lòng giới quan chức cũng như các ngôi sao nghệ thuật. Dưới tay Marc Bohan, những bộ sưu tập đồ may sẵn đã chính thức xuất hiện ở Pháp (sau Mỹ 8 năm), thêm dòng thời trang cho trẻ em và cả một bộ phận chỉ lo thời trang lông thú. Đế chế Dior tiếp tục mở rộng, dù mảng nước hoa bị bán cho Moet-Hennessy nhưng thay vào đó là mảng mỹ phẩm và đồng hồ đeo tay. Đồ haute couture của Dior tiếp tục được những người quyền quý và quyền lực nhất trên thế giới lựa chọn, tiêu biểu như Công nương Grace xứ Monaco, Hoàng tử xứ Wales và Công nương Diana, Đệ nhất phu nhân của Nicaragua, đại minh tinh Hollywood Elizabeth Taylor…

Năm 1984, tập đoàn mẹ của Dior là Boussac SaintFrères nộp đơn xin phá sản và nhà Dior bị mang bán cho Bernault Arnault, trong một thương vụ được cho là “bước ngoặt định mệnh” của người sau này trở thành tỷ phú mang danh xưng “sói già mặc đồ cashmere”. Đây là thời điểm thời trang xa xỉ đang ở dưới đáy vực thẳm, nhưng Bernault Arnault, trong vai trò Giám đốc điều hành đã từng bước vực dậy tên tuổi của Dior. Bên cạnh việc tái cơ cấu bộ máy bán lẻ, ông cũng dùng công ty Christian Dior S.A làm bàn đạp để “đánh chiếm” tập đoàn LVMH (LVMH Moet-Hennessy Louis Vuitton) và sau đó, ngồi vào ghế chủ tịch.

Ông cũng không ngần ngại đưa Gianfranco Ferré – một người Italia - vào đảm nhiệm vị trí Giám đốc sáng tạo, bỏ lại mọi truyền thống của nhà Dior để trình làng những bộ sưu tập “tinh tế nhưng điềm đạm và đúng mực”. Đặc biệt, Gianfranco Ferré đã thiết kế và cống hiến cho làng thời trang chiếc túi kinh điển (It bag) Lady Dior, với chất liệu chính là da cao cấp màu đen, có họa tiết mây thanh lịch, khiến Công nương Diana và hàng trăm triệu phụ nữ trên thế giới mê mẩn.

Dưới triều đại của Bernault Arnault, quy mô của hệ thống showroom bị thu hẹp lại, nhưng sự sang trọng và tính chất xa xỉ lại tăng lên đáng kể bởi vị tỉ phú này luôn ưu tiên “chất lượng và tính độc quyền hơn số lượng và khả năng tiếp cận”. Giấc mơ mang tên Dior đã trở nên xa vời hơn với nhiều người, nhưng cũng vì thế, sự khát khao lại trở nên mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn, và việc sở hữu một sản phẩm đóng mác Dior mang lại nhiều cảm giác thỏa mãn, vui sướng, hạnh phúc hơn. Doanh số bán hàng trực tiếp và tỉ suất lợi nhuận của Dior tiếp tục tăng lên, mà vị thế của nhà mốt thì ngày càng vững chắc.

Sau Gianfranco Ferré, cho dù là John Galliano, Raf Simons hay Maria Grazia Chiuri giữ vị trí Giám đốc sáng tạo, Dior vẫn luôn tung ra thị trường những thiết kế thú vị, vẫn tinh tế, nữ tính, sang trọng và hợp thời, đáp ứng mọi nhu cầu thể hiện của các fashionista. Là một trong không nhiều nhà mốt hoàn toàn vững vàng trước mọi thách thức của thời cuộc, Dior cũng là nơi tạo ra những tài năng thiết kế đáng kinh ngạc bậc nhất, và chắc chắn sẽ còn giữ vai trò đầu tầu của làng thời trang xa xỉ trong nhiều năm sau này…