Dòng xúc cảm
Pierre
Hardy
Như Nguyệt
Với Pierre Hardy, Giám đốc sáng tạo mảng trang sức của Hermès, đồ trang sức không chỉ tô điểm mà còn mang đến cả ngôn ngữ cho cơ thể, đồng hành với chuyển động và nêu bật tinh thần tự do. Tất cả những yếu tố này được thể hiện rõ nét trong bộ sưu tập vừa ra mắt mang tên Lignes Sensibles – Dòng Xúc Cảm.

Vàng hồng được xem là gam chủ đạo của Lignes Sensibles, nó giúp tôn lên các sắc thái của màu da. Những mẫu áo được Pierre Hardy thiết kế riêng cho bộ sưu tập này sở hữu nhiều đường cong yểu điệu ở cổ và cổ tay, như bàn tay ôm ấp, vỗ về. Ánh sáng lượt dọc theo đường nét gọn gàng, thanh mảnh của chiếc vòng cổ tuyệt đẹp, rồi bắt gặp cây trâm cài tóc với điểm nhấn là viên kim cương rực rỡ như một ngôi sao.

Thạch anh, ngọc bích, tourmaline (đá màu hỗn hợp) và opal (đá ngọc mắt mèo) là những chất liệu được sử dụng khá phóng tay trong Lignes Sensibles, làm nên những chiếc nhẫn và vòng tuyệt hảo, hiện diện trên đôi tay với sự mềm mại của một đôi găng vô hình, với shappire và citrine (thạch anh vàng) tạo thành những khớp nối chắc chắn, tôn lên vẻ đẹp không tì vết của chuỗi hạt kim cương.
Đỉnh cao của Lignes Sensibles hẳn là chiếc vòng cổ Contre La Peau, như tấm lưới vàng nạm kim cương lung linh vô tận, có thể dùng như chiếc khăn quàng cách điệu. Có thể xem đây là minh chứng rõ nét nhất cho sự tinh tế tuyệt vời của Hermès.

Chia sẻ về tác phẩm của mình, Pierre Hardy nói: “Tôi muốn dùng nhiều loại đá quý có màu sắc gần với các sắc thái của làn da, da mặt, môi và mống mắt, các chất liệu có vân, màu trắng ngà để có sự tương thích với màu da tự nhiên. Xưa nay, đồ trang sức luôn là điểm nhấn trên cơ thể, bắt sáng và phản chiếu ánh sáng. Chúng giống như luân xa – những điểm tập trung năng lượng trên cơ thể. Và tôi đã tìm cách tái tạo những khu vực nhạy cảm, nơi có ánh sáng lướt qua, tạo ra những ấn tượng về vẻ đẹp của sự gần gũi và kín đáo”.

Vàng hồng được xem là gam chủ đạo của Lignes Sensibles, nó giúp tôn lên các sắc thái của màu da. Những mẫu áo được Pierre Hardy thiết kế riêng cho bộ sưu tập này sở hữu nhiều đường cong yểu điệu ở cổ và cổ tay, như bàn tay ôm ấp, vỗ về. Ánh sáng lượt dọc theo đường nét gọn gàng, thanh mảnh của chiếc vòng cổ tuyệt đẹp, rồi bắt gặp cây trâm cài tóc với điểm nhấn là viên kim cương rực rỡ như một ngôi sao.

Thạch anh, ngọc bích, tourmaline (đá màu hỗn hợp) và opal (đá ngọc mắt mèo) là những chất liệu được sử dụng khá phóng tay trong Lignes Sensibles, làm nên những chiếc nhẫn và vòng tuyệt hảo, hiện diện trên đôi tay với sự mềm mại của một đôi găng vô hình, với shappire và citrine (thạch anh vàng) tạo thành những khớp nối chắc chắn, tôn lên vẻ đẹp không tì vết của chuỗi hạt kim cương.
Đỉnh cao của Lignes Sensibles hẳn là chiếc vòng cổ Contre La Peau, như tấm lưới vàng nạm kim cương lung linh vô tận, có thể dùng như chiếc khăn quàng cách điệu. Có thể xem đây là minh chứng rõ nét nhất cho sự tinh tế tuyệt vời của Hermès.

Chia sẻ về tác phẩm của mình, Pierre Hardy nói: “Tôi muốn dùng nhiều loại đá quý có màu sắc gần với các sắc thái của làn da, da mặt, môi và mống mắt, các chất liệu có vân, màu trắng ngà để có sự tương thích với màu da tự nhiên. Xưa nay, đồ trang sức luôn là điểm nhấn trên cơ thể, bắt sáng và phản chiếu ánh sáng. Chúng giống như luân xa – những điểm tập trung năng lượng trên cơ thể. Và tôi đã tìm cách tái tạo những khu vực nhạy cảm, nơi có ánh sáng lướt qua, tạo ra những ấn tượng về vẻ đẹp của sự gần gũi và kín đáo”.

BST SAINT LAURENT
XUÂN HÈ 2021
Vẻ đẹp quyền uy
Với bộ sưu tập Xuân Hè 2021, một lần nữa, Saint Laurent khẳng định sự vững vàng trên lộ trình thời trang riêng của mình.

Xuyên suốt các thiết kế trong bộ sưu tập là sự tự tin, phóng khoáng, đầy quyền uy mà vẫn hết mực nữ tính – là những giá trị đặc thù mà nhà sáng lập Yves Saint Laurent đã trao tặng cho người phụ nữ kể từ khi gây dựng thương hiệu mang tên mình.

NTK Anthony Vaccarello chia sẻ, anh muốn mang đến những sáng tạo mềm mại hơn, ấm áp hơn, và anh đã tìm hiểu lại bộ lưu trữ của YSL với những thiết kế bằng vải jersey từ năm 1968. Những bộ suit dành cho phái đẹp của Saint Laurent với tuyên ngôn nữ quyền đầy đanh thép vẫn giữ nguyên vẹn được thái độ ấy qua năm tháng, được tô điểm bởi những phụ kiện tạo điểm nhấn, hoặc được cách tân mang hơi thở đương đại. Áo khoác blazer được cắt may chuẩn chỉnh phối cùng quần shorts vải co dãn ôm sát tựa như một làn da thứ hai, tạo nên một tổng thể hiện đại từ những giá trị truyền thống được gìn giữ cẩn trọng.

Các họa tiết mang âm hưởng từ thập niên 1960 trong BST Saint Laurent Xuân Hè 2021 mang đến các tín hiệu lạc quan, tươi vui và bay bổng. Sự pha trộn, kết hợp giữa các chất liệu tạo nên sự cộng hưởng đầy thăng hoa, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Và không thể không nhắc tới những món phụ kiện đắt giá như mắt kính, túi xách, vòng cổ, khuyên tai,… tất cả góp phần hoàn thiện vẻ đẹp đầy quyền uy của phái đẹp như những tượng đài phong cách làm nức lòng các tín đồ mộ điệu thời trang ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Breton
Bất biến cùng thời gian Thu Ngọc
Nếu người Scotland có họa tiết sọc tartan đậm đà bản sắc dân tộc trên chiếc váy lửng của các quý ông nay đã được coi như một thứ biểu tượng không bao giờ lỗi mỗt của làng thời trang thì người Pháp cũng không hề kém cạnh khi sở hữu chiếc áo breton và mũ beret – công thức ăn mặc xuyên thời gian, nguồn cảm hứng lãng mạn cho không biết bao nhà thiết kế tài danh trên toàn thế giới…

Tất cả bắt nguồn từ những chuyến nghỉ mát ở vùng biển Bắc, khi Coco Chanel trông thấy những lính hải quân Pháp và nghĩ ngay đến một phong cách ăn mặc mới: theo kiểu thể thao, tiện dụng, thoải mái và trang nhã – tương tự athleisure hiện nay. Bà đã sử dụng ngay chiếc áo breton làm chủ đạo, dùng vải jersey cho nhẹ nhàng, linh hoạt hơn, điều chỉnh các đường sọc cũng như phom dáng, đặc biệt là phần cổ bằng thun để phù hợp với người mặc là nữ. Có thể coi đó là một cú đột phá mang tính lịch sử trong làng thời trang theo nhiều chiều hướng khác nhau, thậm chí, chiếc áo của Coco Chanel được xem như biểu tượng của xã hội mới hướng đến bình đẳng giới. Phụ nữ chính thức được giải phóng bởi những chiếc áo ngực thít chặt, và Coco Chanel thì bình thản tuyên bố: “Sang trọng phải thoải mái. Không thoải mái thì không sang trọng”.
Y hệt như tuýt là loại vải của dân lao động Scotland, Breton ban đầu cũng chỉ là chiếc áo giản dị ở một vùng biển xa xôi, nhưng rồi nó đã về đến kinh đô ánh sáng và trở thành thứ trang phục được giới thượng lưu ham chuộng. Từ những năm 1940, họa tiết sọc breton bắt đầu xuất hiện nhiều trên quần áo của các nhân vật giàu tiếng tăm ở thời điểm đó, như các minh tinh ở hai bờ Đại Tây Dương Brigitte Bardot, Audrey Hepburn, John Wayne, Marilyn Monroe, danh họa Pablo Picasso, nhà thiết kế Jean Cocteau. Nó cũng xuất hiện trong các phim Hollywood kinh điển như The Wild One, Rebel Without Cause, To Catch A Thief, Funny Face…
Trong suốt 20 năm sau đó, họa tiết sọc breton cứ thế hiện diện ở khắp mọi nơi, từ phim Breatheless cho tới những mẫu đầm sequin trong bộ sưu tập lừng danh của nhà Yves Saint Laurent năm 1962 và sau đó được vinh danh bởi nữ diễn viên Pháp Catherine Deneuve tại LHP Cannes 1966. Cho tới tận ngày nay, áo breton vẫn được coi là một trong những đặc trưng của cộng đồng Beatnik tại New York, cùng với chiếc mũ beret và phong cách black-in-black, được các tín đồ thời trang yêu chuộng và tham khảo như một phong cách Mỹ thập niên 50 – 60, hay còn gọi là “Beat Generation”.
Sau Coco Chanel, Jean Paul Gaultier cũng là nhà thiết kế xuất chúng có tình yêu đặc biệt với áo Breton, không chỉ thường xuyên diện nó mỗi khi có dịp mà còn đưa tinh thần biển cả vào trong các sáng tác của mình, từ thời trang đến nội thất và cả lọ nước hoa Le Male đầy gợi cảm. Cho đến giờ, những người sành sỏi vẫn không thể quên bộ sưu tập Toy Toy năm 1983, Haute Couture Xuân Hè các năm 2000, 2011 và 2015, khi Jean Paul Gaultier thực sự thăng hoa bằng nguồn cảm hứng mãnh liệt đến từ chiếc áo breton cổ điển. Ông từng chia sẻ mình “có cảm giác cuộc đời gắn chặt với áo sọc ngang. Tôi mặc từ nhỏ, lớn lên rồi vẫn tiếp tục mặc vì ngoài chợ trời có rất nhiều, mà giá lại rẻ vô cùng”.
Trong vài năm trở lại đây, các nhà mốt vẫn tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê với chiếc áo Breton, mạnh mẽ nhất phải kể đến Dior với loạt trang phục đậm chất retro của designer Maria Grazia Chiuri, dáng áo cổ điển đi cùng quần thụng denim, hoàn toàn gợi nhớ đến bóng dáng của Coco Chanel năm nào. Không chỉ vậy, tinh thần nữ quyền cũng được nhấn mạnh với câu hỏi “Why there have been no great woman artists?” – Vì sao không còn những nữ nghệ sĩ vĩ đại, lấy từ tiêu đề một bài luận của nhà nghiên cứu nghệ thuật Linda Nochlin hồi năm 1971.
Trong khi đó, bộ đôi thiết kế Humberto Leon và Carol Lim của nhà Kenzo lại sử dụng sọc ngang như chất liệu cơ bản để pha trộn với các họa tiết hình học, đưa công chúng vào một cuộc dạo chơi trong thế giới siêu thực, còn Balmain chỉnh sửa sọc ngang trên áo breton thành kiểu trang trí đầy ấn tượng cho các dáng đầm suông, váy ngắn, áo cổ chữ V với hai màu đen trắng chủ đạo, ít nhiều gợi nhớ đến bộ sưu tập nổi tiếng của Yves Saint Laurent hồi năm 1962. Các biến tấu của áo breton cũng được thấy nhiều trong các collection resort của nhà Delpozo hay Xuân Hè của Bershka cho thấy, biểu tượng bất biến của nước Pháp luôn được các tín đồ săn đón, theo đuổi và tôn sùng theo nhiều cách khác nhau, chứng tỏ câu nói “thời trang là cái cũ tốt đẹp bị lãng quên” chưa bao giờ sai.

Cũng không rõ thời điểm ra mắt chính thức của chiếc áo trắng sọc xanh là khi nào, nhưng theo nhiều ghi chép còn tồn tại, rơi vào khoảng cuối thế kỷ 18 ở các vùng biển phía Bắc nước Pháp. Breton chính là tên ngôn ngữ của vùng Brittany, nơi các ngư dân và thủy thủ chọn áo trắng sọc ngang với mũ beret là thứ trang phục thường ngày. Còn với làng thời trang quốc tế, 1958 được coi là năm áo breton xuất hiện, khi Chính phủ Pháp giới thiệu mẫu đồng phục cho hải quân với những tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt nhưng cũng có tính thẩm mỹ rất cao. Thân áo trước sau phải có 21 sọc trắng rộng 2cm, 20 hoặc 21 sọc xanh navy rộng 10cm, tay áo dài bằng ba phần tư thân áo và có 14 sọc xanh navy. Cũng vì thế, áo breton còn có tên khác là áo marinière, nghĩa là hàng hải. Theo các cư dân ở Brittany, con số 21 tượng trưng cho chiến thắng của Napoleon trước quân Anh. Cho đến ngày nay, áo breton vẫn được xem như một loại đồng phục truyền thống của hải quân Pháp, chủ yếu mặc lót bên trong, chỉ thay đổi một số chi tiết nhỏ, còn lại giữ nguyên theo thiết kế ban đầu.
Nói đến breton là phải nói đến huyền thoại Coco Chanel. Không chỉ có công đưa tuýt (tweed) thành chất liệu được ưa thích bậc nhất trong làng thời trang hiện đại, bà cũng chính là người mang chiếc áo breton đến cho giới mộ điệu, biến nó thành món trang phục đơn giản rất được phái đẹp ở Paris yêu thích, bắt đầu từ những năm 1920.

Công ty Saint James, ra đời năm 1889, là một trong những nhà sản xuất áo breton hàng đầu nước Pháp với các sản phẩm ban đầu là quần áo, mũ và những phụ kiện đi biển khác được đan bằng sợi lông cừu, giúp giữ ấm cho thủy thủ và ngư dân địa phương. Đến nay, áo len ngư phủ và áo sọc thủy thủ (breton striped hay striped sailor) là một trong những mặt hàng thời trang mang tính di sản của thương hiệu này. Ngoài Saint James, áo breton cũng tiếp tục là dòng sản phẩm cốt lõi của các nhà sản xuất lâu đời khác tại Pháp như gồm Petit Bateau, Armour Lux hay Orcival.