BoK không loại trừ khả năng tăng mạnh lãi suất để ứng phó lạm phát cao
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong ngày 16/5/2022 cho biết, không loại trừ khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, trước sự bất ổn kinh tế do lạm phát tăng cao giữa lúc giá năng lượng tăng và đồng Won yếu.
Trong tháng Tư, BoK đã tăng lãi suất lên 1,5%, lần tăng lãi suất thứ tư kể từ tháng 8/2021, nhằm kiềm chế lạm phát và kiềm chế nợ hộ gia đình.
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 13 năm vào tháng 4/2022 trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng vọt và nền kinh tế phục hồi. Giá tiêu dùng trong tháng Tư tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức 4,1% trong tháng Ba.
Lạm phát cao lo ngại sẽ làm giảm sức mua của người dân, cản trở tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại khoảng 2% trong năm nay do sự bất ổn kinh tế gia tăng, sau khi tăng 4% vào năm ngoái.
Triển vọng lạm phát của Eurozone không được cải thiện dù ECB tăng lãi suất
Bà Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, triển vọng lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã không được cải thiện kể từ khi ngân hàng này tăng lãi suất vào tháng Bảy vừa qua.
ECB đã gây bất ngờ cho các nhà đầu tư khi tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào tháng trước do lo ngại rằng lạm phát, hiện đang tiến gần đến mức hai con số, có nguy cơ tăng cao. Tuy nhiên, động thái đó không đủ để thay đổi triển vọng lạm phát và thậm chí là suy thoái kinh tế, cũng như không đủ mạnh để chế ngự áp lực giá cả.
Bà Schnabel nói: “Vào tháng 7/2022, ECB đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vì chúng tôi lo ngại về triển vọng lạm phát. Song những lo ngại mà chúng tôi đã mang trong tháng Bảy này vẫn chưa hề giảm bớt. Tôi không nghĩ rằng triển vọng lạm phát của Eurozone đã thay đổi về cơ bản”.
Việc tăng lãi suất vào tháng 9 được coi là một thỏa thuận đã thực hiện với các nhà hoạch định chính sách thuộc liên minh tiền tệ này. Những bình luận của bà Schnabel cho thấy bà dường như đang ủng hộ một mức tăng lãi suất lớn hơn.
Nhật Bản: Lạm phát tăng khiến Thống đốc BoJ khó bảo vệ lập trường
Lạm phát của Nhật Bản có thể sẽ tăng thêm một bậc, vượt quá mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tháng 7/2022.
Các nhà kinh tế ước tính, giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống, thước đo lạm phát chính của BoJ, đạt 2,4% trong tháng 7/2022, cao hơn so với mức lạm phát 2,2% trong tháng trước đó và là tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008 không kể các năm tăng thuế.
Lạm phát có thể ngày càng tăng trong những tháng tới, điều này sẽ làm lung lay lập trường của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda khi nhiệm kỳ của ông sắp kết thúc vào mùa Xuân năm sau. Hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang chạy đua để tăng lãi suất nhằm kiềm chế giá tăng, đã từ bỏ quan điểm lạm phát tăng là nhất thời.
Tuy nhiên, ông Kuroda tiếp tục tranh luận rằng lạm phát hiện tại phần lớn là do giá hàng hóa tạm thời tăng và không kèm theo mức tăng lương cần thiết cho một chu kỳ tăng trưởng tích cực.
Lạm phát tại Canada hạ nhiệt
Ngày 17/8, tờ Financial Times cho biết, các ngân hàng châu Âu bao gồm UBS, Deutsche Bank và Barclays vẫn tiếp tục giao dịch trái phiếu Nga.
Bài viết cho rằng, biện pháp này chủ yếu nhằm giúp nhà đầu tư nước ngoài bán các tài sản liên quan đến Nga. Nhân viên của một trong số 3 ngân hàng trên nói điều này chủ yếu để cho những khách hàng vẫn muốn bán trái phiếu của Nga, nhưng với khối lượng không quá lớn.
Theo Financial Times, trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, gần 40 tỷ USD trái phiếu chính phủ Nga vẫn chưa được thanh toán và khoảng một nửa trong số này thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đó, ngày 22/7, Reuters đưa tin, Bộ Tài chính Mỹ đã có những giải thích rõ ràng rằng các ngân hàng có thể hỗ trợ giao dịch nếu điều đó giúp các chủ sở hữu Mỹ bán tài sản.
Sau đó, một số ngân hàng Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup đã nối lại hoạt động giao dịch trái phiếu chính phủ và tập đoàn của Nga.
Ngân hàng trung ương Indonesia ra mắt tiền giấy thiết kế mới
Ngân hàng trung ương Indonesia và Bộ Tài chính nước này đã chính thức tung ra thị trường 7 loại tiền giấy Rupiah (Rp) với thiết kế mới nhân dịp 77 năm Quốc khánh Indonesia. Các loại tiền giấy phát hành mới gồm 100.000 Rp, 50.000 Rp, 20.000 Rp, 10.000 Rp, 5.000 Rp, 2.000 Rp và 1.000 Rp. Những loại tiền giấy phiên bản trước đó sẽ vẫn có giá trị thanh toán.
Trưởng phòng Truyền thông BI Erwin Haryono cho biết, tờ tiền phát hành năm 2022 vẫn giữ hình ảnh chính của các anh hùng dân tộc cũng như các chủ đề văn hóa Indonesia, như hình ảnh các điệu múa, phong cảnh thiên nhiên và hệ thực vật in trên tờ tiền phát hành năm 2016. Điểm mới trong các tờ tiền in năm 2022 là thiết kế màu sắc sắc nét hơn, yếu tố bảo mật đáng tin cậy hơn.
Cơ quan Thống kê Canada cho biết, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2022 đã tăng 7,6% so với một năm trước đó. Con số này thấp hơn mức tăng 8,1% trong tháng 6/2022, mức lạm phát cao nhất trong gần 40 năm.
Giá xăng, mặc dù vẫn cao hơn nhiều so với năm ngoái, nhưng đã giảm 9,2% trong tháng Bảy (so với tháng Sáu), nhân tố đóng góp lớn nhất vào việc giảm lạm phát toàn phần. Tuy nhiên, các con số thống kê khác lại ít khả quan hơn, chẳng hạn như hàng tạp hóa tăng với tốc độ hằng năm là 9,9% trong tháng Bảy, với mức 9,4% trong tháng Sáu.
Theo Leslie Preston, Giám đốc điều hành tại TD Economics, lạm phát toàn phần đang đi đúng hướng khi giá năng lượng giảm xuống. Nhưng lạm phát cơ bản không hạ nhiệt nhiều. Và đây là một lời nhắc nhở rằng Ngân hàng trung ương Canada cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế áp lực lạm phát.