Bảo mật ngân hàng số:
Khi AI và dữ liệu lên ngôi
Bài: Ban Cầm
Vào tháng 5 năm nay, có một báo cáo đã làm rúng động giới ngân hàng: Công ty bảo mật Sensity công bố kết quả thí nghiệm sử dụng công nghệ deepfake (giả sâu) để tạo ra các khuôn mặt bằng AI (trí tuệ nhân tạo) hòng vượt qua quy trình xác minh danh tính người dùng.
thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Bài: Thanh Hà
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, thời gian qua, Vietcombank đã có sự chuyển dịch tích cực trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, làm cầu nối thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).
Bài : Diệu Anh
Giản dị, hay nói đúng hơn là keo kiệt với chính bản thân, nhưng cũng nhờ đó, Michael Bloomberg đã trở thành một trong những tỷ phú quyền lực nhất thế giới.
Bảo mật ngân hàng số
khi Ai và dữ liệu lên ngôi
Bảo mật ngân hàng số
khi Ai và dữ liệu lên ngôi
Vietcombank chuyển đổi số,
thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
MICHAEL BLOOMBERG

Cuộc chạy đua vá các lỗ hổng

“Chúng tôi đã thử nghiệm nó với 10 giải pháp bảo mật và nhận thấy rằng có đến 9 giải pháp trong số đó là miếng mồi cực ngon cho deepfake” - Giám đốc điều hành của Sensity, ông Francesco Cavali, nói với trang The Verge. “Có một thế hệ AI mới có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho các công ty. Hãy tưởng tượng những gì bạn có thể làm trên các tài khoản giả mạo được tạo ra bằng công nghệ này, và không ai có thể phát hiện ra chúng” - ông kết luận.

Thí nghiệm này được thực hiện với tập mẫu đa số là các nhà băng lớn trên toàn cầu và một số tổ chức tài chính khác. Nhận dạng khuôn mặt trực tuyến là cách bảo mật yêu cầu người dùng nhìn vào camera điện thoại hoặc máy tính của họ, đôi khi lắc đầu và mỉm cười để chứng minh họt là người thật để đối chiếu với ngoại hình đi kèm ID được nhận dạng dựa trên khuôn mặt của họ. Trong thế giới tài chính, kiểu kiểm tra danh tính vừa rồi được gọi là KYC (xác nhận danh tính khách hàng) và có thể là một phần của quy trình xác minh rộng hơn bao gồm kiểm tra các tài liệu và hóa đơn.

Sensity vốn là công ty bảo mật chuyên phát hiện các lỗ hổng bảo mật bị khai thác bởi các công nghệ sử dụng khuôn mặt do AI tạo ra. Họ đã dùng deepfake sao chép khuôn mặt của khách hàng mục tiêu đã được gán với một ID nhất định của họ, sau đó sử dụng nó để tạo ra đoạn video đánh lừa bài kiểm tra trực tuyến của các nhà cung cấp dịch vụ. Họ đã cung cấp danh sách các tổ chức không thể đáp ứng được yêu cầu bảo mật nói trên với The Verge, nhưng yêu cầu không công khai danh tính.

Các tổ chức tài chính có tư duy tiến bộ đều đã sử dụng chính AI để trang bị một hệ thống đủ sức đề kháng trong kỷ nguyên mới. Theo báo cáo của Business Insider, 80% ngân hàng hiểu rằng công nghệ AI phải trở thành tiêu chuẩn quy trình vận hành.

Đấy là mối đe dọa thực sự với ngành ngân hàng: “Tôi có thể tạo một tài khoản; tôi có thể chuyển tiền bất hợp pháp để địa chỉ ví số của các tài khoản ấy” - Cavali phân tích. “Thậm chí tôi có thể yêu cầu vay tín chấp (bằng các khuôn mặt ấy) bởi ngày nay các công ty cho vay trực tuyến đang cạnh tranh dữ dội và luôn muốn giải ngân càng nhanh càng tốt”.

Nhưng đấy chỉ là một phần câu chuyện. Rất nhiều ngân hàng đã triển khai những hệ thống nhận dạng khuôn mặt sử dụng cảm biến có độ sâu - tương tự Face ID của Apple - làm “áo giáp” trước tình hình mới. Công nghệ này thường không thể bị đánh lừa bởi các loại tấn công kiểu này, vì chúng xác minh danh tính không chỉ dựa trên hình thái đơn giản mà còn toàn bộ các chi tiết sắc cạnh trên khuôn mặt một người.

Các tổ chức tài chính có tư duy tiến bộ đều đã sử dụng chính AI để trang bị một hệ thống đủ “sức đề kháng” trong kỷ nguyên mới. Theo báo cáo của Business Insider, 80% ngân hàng hiểu rằng công nghệ AI phải trở thành tiêu chuẩn quy trình vận hành. Một thập kỷ trước, bất kỳ ứng dụng nào dành cho người tiêu dùng đều được coi là một phần của “bức tranh fintech (ứng dụng công nghệ vào tài chính)”. Ngày nay, ranh giới này không còn nữa. Công nghệ tồn tại trong lĩnh vực tài chính như một điều hiển nhiên: ví dụ như ứng dụng các chatbot bùng nổ mạnh mẽ trong nửa thập kỷ qua đến mức một ngành công nghiệp phụ trội đã mọc lên quanh nó. Các dự báo cho thấy mảng này sẽ có giá trị lên đến hơn 17 tỷ USD vào năm 2027, với ước tính rằng các chatbot sẽ đáp ứng được khoảng 862 triệu giờ tư vấn tài chính với khách hàng.

Cuộc chạy đua vá các lỗ hổng

Sensity vốn là công ty bảo mật chuyên phát hiện các lỗ hổng bảo mật bị khai thác bởi các công nghệ sử dụng khuôn mặt do AI tạo ra. Họ đã dùng deepfake sao chép khuôn mặt của khách hàng mục tiêu đã được gán với một ID nhất định của họ, sau đó sử dụng nó để tạo ra đoạn video đánh lừa bài kiểm tra trực tuyến của các nhà cung cấp dịch vụ. Họ đã cung cấp danh sách các tổ chức không thể đáp ứng được yêu cầu bảo mật nói trên với The Verge, nhưng yêu cầu không công khai danh tính.

Thí nghiệm này được thực hiện với tập mẫu đa số là các nhà băng lớn trên toàn cầu và một số tổ chức tài chính khác. Nhận dạng khuôn mặt trực tuyến là cách bảo mật yêu cầu người dùng nhìn vào camera điện thoại hoặc máy tính của họ, đôi khi lắc đầu và mỉm cười để chứng minh họt là người thật để đối chiếu với ngoại hình đi kèm ID được nhận dạng dựa trên khuôn mặt của họ. Trong thế giới tài chính, kiểu kiểm tra danh tính vừa rồi được gọi là KYC (xác nhận danh tính khách hàng) và có thể là một phần của quy trình xác minh rộng hơn bao gồm kiểm tra các tài liệu và hóa đơn.

“Chúng tôi đã thử nghiệm nó với 10 giải pháp bảo mật và nhận thấy rằng có đến 9 giải pháp trong số đó là miếng mồi cực ngon cho deepfake” - Giám đốc điều hành của Sensity, ông Francesco Cavali, nói với trang The Verge. “Có một thế hệ AI mới có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho các công ty. Hãy tưởng tượng những gì bạn có thể làm trên các tài khoản giả mạo được tạo ra bằng công nghệ này, và không ai có thể phát hiện ra chúng” - ông kết luận.

Kỷ nguyên mới

Lĩnh vực bảo mật và phòng chống rủi ro được quan tâm đặc biệt hơn cả. Bằng ứng dụng AI, ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn đã biến quá trình xác minh danh tính cũng như bảo mật thành một quy trình với nhiều điểm dữ liệu được xác nhận nhanh chóng, an toàn và hoàn toàn tự động. Các hoạt động như đăng nhập, giao dịch chuyển tiền và thanh toán chỉ được hoàn tất nếu các biến xác minh rằng đúng là chính chủ tài khoản đang thực hiện chúng: OTP (mật khẩu một lần), smart OTP (mật khẩu một lần thông minh), thiết bị và cả kiểm tra an ninh giao dịch trên hệ thống.

Tại Việt Nam, Vietcombank là một trong những ngân hàng đi đầu ứng dụng công nghệ cao trong các quy trình kiểu này. Cách đây bốn năm, Tổ chức thẻ quốc tế Visa đã trao cho Vietcombank giải thưởng “Champion Security Award” dành cho các đơn vị dẫn đầu trong quản lý và chống lại rủi ro gian lận trong giao dịch thanh toán thẻ. Thời điểm ấy, Vietcombank đã cho triển khai tính năng 3D-Secure, một lớp bảo vệ tăng cường cho các chủ thẻ khi giao dịch trực tuyến.

Từ tháng 4/2021, tính năng này đã được cải tiến mạnh mẽ dựa trên dữ liệu các giao dịch: ngoài việc xác minh 2 lớp bằng OTP và Smart OTP thông thường, hệ thống của Vietcombank còn có thể đánh giá được các giao dịch không rủi ro, không cần xác thực OTP.

Cách đây bốn năm, Tổ chức thẻ Visa quốc tế đã trao cho Vietcombank giải thưởng “Champion Security Award” dành cho các đơn vị dẫn đầu trong quản lý và chống lại rủi ro gian lận trong giao dịch thanh toán thẻ.

Giờ đây, dữ liệu liên thông đã khiến việc bảo mật và đánh giá rủi ro trở nên dễ dàng hơn. Các ngân hàng có thể dùng các API (giao diện chương trình ứng dụng) để kết nối với các hệ thống khác - có thể là hệ thống độc lập của riêng họ hoặc từ một bên thứ ba đáng tin cậy - để khai thác thông tin khách hàng một cách tối ưu và an toàn. Bạn có thể sử dụng chính dữ liệu này để cho phép khách hàng kết nối các nhà cung cấp dịch vụ mới với tài khoản ngân hàng của họ, chẳng hạn như nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, nhà mạng, thậm chí là công ty tín dụng hay các tập đoàn bất động sản.

An ninh hệ thống trong các giao dịch cũng được nâng lên một tầm cao mới. Visa đã sử dụng các công cụ AI để phát hiện các giao dịch gian lận theo thời gian thực và tuyên bố rằng công nghệ này có thể phát hiện tới 500 thuộc tính rủi ro trong một giao dịch duy nhất. Trong năm 2019, tỷ lệ các hoạt động gian lận trên toàn cầu trong hệ thống Visa đạt mức tối thiểu trong lịch sử là 0,1%, phần lớn do công lao hệ thống này.

Một trong những ví dụ đáng nói nhất về sự “bắt tay” giữa các tổ chức tài chính với các công ty công nghệ là việc Barclays, một ngân hàng lớn của Anh, làm việc với AI Simudyne, một công ty khởi nghiệp tập trung vào cung cấp các ứng dụng nền tác tử (agent-based). Barclays đã sử dụng hệ thống do AI Simundyne cung cấp để đánh giá rủi ro tín dụng khi cho vay đối với một số khách hàng nhất định, những người cũng đã dùng mô hình tương tự để nhận những cố vấn đầu tư hoàn toàn tự động được thiết kế để tối đa hóa lợi nhuận và cá nhân hóa cho từng khách hàng. Nó cũng có khả năng phát hiện các giao dịch mờ ám và khoản vay có tính chất gian lận.

Một trong số những phương pháp phổ biến nhất đang được ứng dụng để chống gian lận và bảo mật cho các tài khoản tiền gửi mới là xác minh dữ liệu nhận dạng với cơ sở dữ liệu của bên thứ ba, và kiểm tra dữ liệu chéo để phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo hoặc những kẻ gian lận đã từng bị nhận diện. Thay vì làm cho việc xác minh tài khoản ngân hàng trở thành một quy trình văn bản yêu cầu sự can thiệp và giám sát của con người, các hệ thống AI ngày nay có thể kiểm tra các cơ sở dữ liệu này, so sánh, phê duyệt hoặc từ chối tài khoản trong vòng vài giây, đồng thời vẫn duy trì tính bảo mật của toàn hệ thống nói chung.

Gartner Inc., công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới, dự báo rằng khoảng 20% các dữ liệu thử nghiệm đối mặt khách hàng (Consumer Facing) sẽ được tổng hợp vào năm 2025. Những dữ liệu này sẽ gia tăng hiệu quả trong các tình huống phát hiện lừa đảo, gian lận, dự đoán rủi ro giao dịch với khả năng cá nhân hóa cao. Gartner cũng cho rằng 60% các tổ chức tài chính lớn sẽ sử dụng một hoặc nhiều thuật toán cao cấp để nâng cao quyền riêng tư, hòng thích ứng với luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư ngày một phát triển, cũng như đảm bảo an ninh cho dữ liệu người dùng. Theo đó, các ngân hàng có thể chiết xuất được giá trị từ dữ liệu cá nhân trong khi vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu tuân thủ bảo mật.

Các cuộc tấn công sẽ được dập tắt thậm chí trước khi khách hàng phát hiện, và quy trình bảo vệ diễn ra hoàn toàn tự động, không cần sự can thiệp của con người

Bức tranh tương lai có thể được tóm gọn lại thế này: cách đây vài năm, nếu ai đó muốn mở tài khoản ngân hàng, họ phải đến chi nhánh gần nhất với một vài mẫu giấy tờ tùy thân, trình cho một giao dịch viên ngân hàng được ủy quyền mở tài khoản. Giờ đây, họ có thể vào web, làm mọi thứ trực tuyến, và biết được rằng mình có mở được thẻ không trong vài giây. Mọi giao dịch đều được xác minh nhanh chóng nhờ đối chiếu dữ liệu giao dịch để đánh giá rủi ro, và mọi gian lận dù nhỏ nhất cũng có thể kích hoạt một quy trình đóng băng tài khoản để bảo vệ tài sản cho khách hàng ngay lập tức. Các cuộc tấn công sẽ được dập tắt thậm chí trước khi khách hàng phát hiện, và quy trình bảo vệ diễn ra hoàn toàn tự động, không cần sự can thiệp của con người. Dữ liệu cá nhân của khách hàng cũng được bảo vệ tuyệt đối, thay vì để con người truy vấn một cách tự do như hiện tại.

Một kỷ nguyên mới cho ngành ngân hàng đang mở ra, với sự tiến bộ của công nghệ.t

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho sự ra đời, phát triển các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số, đổi mới tiện ích, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ. Theo đó, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định TTKDTM, xây dựng sửa đổi bổ sung các thông tư, hướng dẫn Nghị định, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng và ban hành quy định mở tài khoản thanh toán trực tuyến dựa trên định danh khách hàng bằng phương thức điện tử eKYC, ban hành áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán, QR Code, thẻ chip, an ninh, an toàn…

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán bao gồm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp, mở rộng dịch vụ trong nhiều năm qua, hoat động an toàn, ổn định, thông suốt, đảm bảo kết nối liên thông giữa các ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số và bối cảnh giãn cách xã hội do tác động của đại dịch COVID-19.

Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng là mục tiêu chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025 và định hướng năm 2030.

Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trên không gian số

Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, thời gian qua, Vietcombank đã có sự chuyển dịch trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, làm cầu nối thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, qua đó góp phần thúc đẩy TTKDTM.

Trước xu hướng số hóa mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, với mục tiêu đến năm 2025 trở thành ngân hàng số đứng đầu, Vietcombank đã chủ động xây dựng Đề án chuyển đổi ngân hàng số cùng các chương trình hành động chuyển đổi số thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Với sự nỗ lực không ngừng, Vietcombank phát triển nhiều dự án về hạ tầng công nghệ, các giải pháp thanh toán mới, tạo nền tảng cho sự phát triển mở rộng TTKDTM. Hiện nay, số lượng khách hàng có tài khoản tại Vietcombank đạt trên 21 triệu, trong đó trên 50% KH thường xuyên giao dịch TTKDTM. Quy mô giao dịch qua các kênh số của Vietcombank đạt gần 9 triệu KH, tăng hơn 5 triệu KH trong 3 năm từ 2019 đến nay và mục tiêu đạt trên 10 triệu KH đến hết năm 2022, đặc biệt, trên 85% giao dịch thực hiện trên kênh số.

Ba năm qua, Vietcombank đã tập trung nguồn lực cao nhất phát triển hoàn thiện hệ thống các nền tảng công nghệ số hiện đại, tiện ích, hướng đến tối ưu trải nghiệm cho KH. Đối với KH cá nhân, Vietcombank cung ứng dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank - ứng dụng ngân hàng di động cho phép người dùng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính đa dạng như Chuyển tiền nhanh 24/7, gửi tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, thanh toán QR Pay, mua sắm trực tuyến, mở tài khoản thanh toán online...

Không chỉ đặt mục tiêu nâng cao trải nghiệm của KH cá nhân, Vietcombank còn chú trọng vào phân khúc KH doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), Vietcombank đã nghiên cứu và phát triển dịch vụ VCB DigiBiz – Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp SME, giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch ngân hàng thuận tiện, nhanh chóng, mang đến những trải nghiệm đơn giản cho doanh nghiệp SMEs trên nền tảng công nghệ 4.0.

Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn và tổ chức, Vietcombank đã phát triển VCB CashUp - Hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại, toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. VCB CashUp được thiết lập với giao diện thông minh trên tất cả các thiết bị công nghệ, đem lại trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng; đồng thời, đáp ứng nhu cầu quản lý đa tầng, đa phương, phục vụ tổng thể cho cả hệ sinh thái của doanh nghiệp. Vietcombank cũng đi đầu triển khai Dịch vụ tài trợ thương mại trực tuyến qua chương trình VCBCC, đảm bảo chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tài trợ thương mại.

Bên cạnh đó, ngân hàng đưa ra các chính sách ưu đãi hỗ trợ KH thanh toán như: áp dụng các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ đối với toàn bộ các dịch vụ về tài khoản và thẻ như phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietcombank, phí phát hành thẻ, phí rút tiền tại ATM... cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, từ 1/1/2022, Vietcombank chính thức triển khai chính sách Zero Fee - miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên VCB Digibank. Các KH doanh nghiệp SME cũng đang được ưu đãi miễn toàn bộ phí giao dịch trên ngân hàng số

Ba năm qua, Vietcombank đã tập trung nguồn lực cao nhất phát triển hoàn thiện hệ thống các nền tảng công nghệ số hiện đại, tiện ích, hướng đến tối ưu trải nghiệm cho KH.

Với dịch vụ ngân hàng số uy tín, chất lượng và kinh nghiệm triển khai dày dặn, từ năm 2020, Vietcombank tự hào là ngân hàng tiên phong được Chính phủ lựa chọn cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Không chỉ dừng lại ở đó, Vietcombank đang tiếp tục ứng dụng công nghệ vào các hoạt động thanh toán dịch vụ công, như cho phép khách hàng sử dụng VCB Digibank, QR Code, thanh toán không tiếp xúc… nhằm đẩy mạnh triển khai thanh toán dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên phối hợp với Tổng cục thuế triển khai thành công dịch vụ Thuế điện tử (eTax) trên nền tảng số, qua đó triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Đây là tiền đề giúp mở rộng và phát triển dịch vụ thu ngân sách Nhà nước trên các nền tảng online đến KH.

Mới đây nhất, Vietcombank, phối hợp với Bộ Công an, cung cấp dịch vụ ứng dụng giải pháp M.o.C trên căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho phép người dân sử dụng CCCD để định danh và thực hiện giao dịch qua tài khoản và thẻ tại ngân hàng. Khi có nhu cầu đăng ký dịch vụ hoặc thay đổi thông tin tại ngân hàng, khách hàng chỉ cần cầm theo CCCD mới. Nhân viên ngân hàng sẽ dùng ứng dụng Mega App trên điện thoại để quét CCCD và chụp ảnh chân dung khách hàng, toàn bộ thông tin sẽ được cập nhật ngay lập tức vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Các bước này chỉ diễn ra trong vài chục giây. Trong tương lai gần, chỉ với chiếc thẻ CCCD gắn chip, KH có thể rút tiền mặt tại ATM thế hệ mới Vietcombank đang triển khai mà không cần phải mang theo thẻ ngân hàng.

Với những những nỗ lực không ngừng trong hành trình số hóa, Vietcombank đã gặt hái được những thành công, từng bước hiện thực hóa kế hoạch trở thành ngân hàng số hàng đầu vào năm 2025, thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam.

Giản dị đến keo kiệt?

Stu Loese, phát ngôn viên của Michael Bloomberg đã kể như này trên Business Insider về tỷ phú người Mỹ trong quãng thời gian 12 năm ông làm việc tại Văn phòng Thị trưởng New York:

“Ông ấy chỉ nhận mức lương tượng trưng là 1 USD một năm. Bloomberg cũng không sử dụng biệt thự được cấp mà ở nhà riêng của mình. Ông ấy chỉ có 2 đôi giày màu đen để đi làm. Hôm nay ông ấy đi đôi này thì ngày mai ông ấy đi đôi còn lại. Những đôi giày được chăm chút cẩn thận, thường xuyên được đánh bóng. Khi mòn đế, nó sẽ được thay đế mới để tiếp tục được sử dụng lâu hơn. Bloomberg nói rằng chỉ cần thoải mái và tiện dụng. Ông ấy không có nhu cầu mua đôi khác”.

Với Bloomberg, ông cũng giản dị ngay cả ở cách sử dụng đồ uống. Chính trị gia này chỉ luôn mua loại cafe size nhỏ nhất. Lý do là ông muốn dùng hết và không muốn lãng phí dù chỉ là một giọt cafe. “Ông ấy muốn dành dụm tiền cho những thứ khác xứng đáng hơn, thay vì tiêu xài hoang phí cho những thứ không cần thiết”, Stu Loese tiết lộ điều mà Bloomberg đã nói với mình. Cũng theo phát ngôn viên này, Bloomberg tiết kiệm ngay cả ở khoản đi lại. Ông sở hữu chiếc Chevrolet Suburban trị giá 52.000 USD nhưng lại thường xuyên di chuyển bằng tàm điện ngầm.

Với tất cả những điều trên, nếu thoạt nghĩ, bạn sẽ cho rằng Bloomberg là một người tiết kiệm đến keo kiệt. Nhưng không, đó chỉ là những đức tính giản dị của người nổi tiếng, một doanh nhân, tác giả và nhà hoạt động xã hội đình đám với nước Mỹ nói riêng, và thế giới nói chung.

Theo tạp chí thống kê nổi tiếng thế giới Forbes, đến tháng 1/2022, khối tài sản của Bloomberg ước tính rơi vào khoảng 70 tỷ USD. Khối tài sản khổng lồ này đưa ông lọt vào top những tỷ phú tự thân thành công nhất thế giới. Đó là thành quả của cả một quãng thời gian dài phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ trên cả con đường chính trị cũng như kinh doanh. Ông từng đắc cử chức vụ Thị trưởng thành phố New York trong một khoảng thời gian dài từ năm 2002 đến 2013. Bloomberg cũng là nhà sáng lập và cổ đông lớn của công ty Bloomberg LP. Đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm tài chính, dữ liệu, nền tảng phân tích và giải pháp doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Bloomberg LP sở hữu hàng loạt tạp chí và trang tin tức như Bloomberg Businessweek, Bloomberg Markets, Bloomberg News, mạng truyền hình toàn cầu (Bloomberg TV). Doanh thu năm 2019 của Bloomberg LP lên đến 10 tỷ USD. Họ sở hữu 20.000 nhân viên tại 176 trụ sở trên khắp 120 quốc gia. Theo Forbes, Bloomberg nắm quyền sở hữu 88% tại tập đoàn. Cho đến thời điểm này, Bloomberg được xếp thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.

Bloomberg được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ danh dự vào năm 2014 vì công việc từ thiện của ông ở Vương quốc Anh. (Ảnh: Reuters)

Đi lên từ con số 0

Quay ngược thời gian, xuất phát điểm của Bloomberg cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu vào ngày 14/2/1942 tại Bệnh viện St. Elizabeth bang Massachusetts. Cha của ông làm nhân viên kế toán cho một công ty sữa. Gia đình ông có gốc Do Thái và bản thân là thành viên của đền Emanu-El ở Manhattan.

Michael Bloomberg theo học tại trường trung học Medford và tốt nghiệp năm 1960. Sau đó, ông thi đỗ vào trường đại học Johns Hopkins và tốt nghiệp năm 1964 với tấm bằng cử nhân khoa học về kỹ thuật điện. Đến năm 1966, ông tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh của trường đại học Harvard.

Giành hai tấm bằng danh giá, Bloomberg quyết định thử sức ở Salomon Brothers, một trong những ngân hàng đầu tư có tiếng trên đất Mỹ thời bấy giờ. Với tư duy thông minh của một người Do Thái, lại được học hành bài bản, Bloomberg nhanh chóng thăng tiến tại một môi trường làm việc giàu sức cạnh tranh như Salomon Brothers. Từ vị trí nhân viên đếm tiền, Michael Bloomberg được cất nhắc lên những chức vụ cao cấp hơn. Năm 1978, ông được chỉ định vào vị trí điều hành mảng công nghệ thông tin của ngân hàng.

Ba năm sau đó, Michael Bloomberg buộc phải rời Salomon Brothers với khoản trợ cấp thôi việc 10 triệu USD. Với số tiền này, Bloomberg có những ý nghĩ táo bạo về việc thành lập một doanh nghiệp có khả năng mang lại cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích, nhanh và chính xác, góp phần làm minh bạch hóa thị trường. Đây là điều mà rất nhiều thị trường chứng khoán ở các quốc gia khác đều phải học tập nước Mỹ. Doanh nghiệp đó chính là đế chế truyền thông tài chính Bloomberg LP sau này. Năm 1982, Michael Bloomberg khởi nghiệp bằng việc thành lập công ty công nghệ thông tin tài chính Innovative Market Solutions và đến năm 1987, công ty được đổi tên thành Bloomberg LP.

Quay ngược thời gian, xuất phát điểm của Bloomberg cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu vào ngày 14/2/1942 tại Bệnh viện St. Elizabeth bang Massachusetts. Cha của ông làm nhân viên kế toán cho một công ty sữa. Gia đình ông có gốc Do Thái và bản thân là thành viên của đền Emanu-El ở Manhattan.

Michael Bloomberg theo học tại trường trung học Medford và tốt nghiệp năm 1960. Sau đó, ông thi đỗ vào trường đại học Johns Hopkins và tốt nghiệp năm 1964 với tấm bằng cử nhân khoa học về kỹ thuật điện. Đến năm 1966, ông tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh của trường đại học Harvard.

Giành hai tấm bằng danh giá, Bloomberg quyết định thử sức ở Salomon Brothers, một trong những ngân hàng đầu tư có tiếng trên đất Mỹ thời bấy giờ. Với tư duy thông minh của một người Do Thái, lại được học hành bài bản, Bloomberg nhanh chóng thăng tiến tại một môi trường làm việc giàu sức cạnh tranh như Salomon Brothers. Từ vị trí nhân viên đếm tiền, Michael Bloomberg được cất nhắc lên những chức vụ cao cấp hơn. Năm 1978, ông được chỉ định vào vị trí điều hành mảng công nghệ thông tin của ngân hàng.

Ba năm sau đó, Michael Bloomberg buộc phải rời Salomon Brothers với khoản trợ cấp thôi việc 10 triệu USD. Với số tiền này, Bloomberg có những ý nghĩ táo bạo về việc thành lập một doanh nghiệp có khả năng mang lại cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích, nhanh và chính xác, góp phần làm minh bạch hóa thị trường. Đây là điều mà rất nhiều thị trường chứng khoán ở các quốc gia khác đều phải học tập nước Mỹ. Doanh nghiệp đó chính là đế chế truyền thông tài chính Bloomberg LP sau này. Năm 1982, Michael Bloomberg khởi nghiệp bằng việc thành lập công ty công nghệ thông tin tài chính Innovative Market Solutions và đến năm 1987, công ty được đổi tên thành Bloomberg LP.

Không lâu sau khi ra đời, Bloomberg LP đã thu được những thành công vang dội, được xem là tác nhân thay đổi diện mạo của Phố Wall, trở thành mạng lưới cho ngành tài chính, kết nối các nhà giao dịch, cho phép họ dễ dàng giao tiếp, truy cập luồng dữ liệu.

Tung “bão tiền” để theo đuổi nghiệp chính trị

Năm 2001, Michael Bloomberg quyết định ra tranh cử chức thị trưởng New York, vị trí mà ông cho là “danh giá thứ tư trên thế giới”. Thời điểm đó, người ta đồn ông chủ của Bloomberg LP. đã tạo ra một “cơn bão tiền” khi tung ra 41 triệu USD, nhiều hơn tổng số tiền của tất cả các ứng viên còn lại. Ông dễ dàng đánh bại các đối thủ, trở thành Thị trưởng New York. Năm 2005, Bloomberg tái đắc cử chức thị trưởng lần thứ 2 và năm 2009, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3.

Kể từ khi Bloomberg nhậm chức thị trưởng vào năm 2002, tỷ lệ người xin trợ cấp xã hội của New York giảm 25%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 40%, tội phạm giảm 35%; vực dậy một New York hỗn độn sau sự kiện 11/9/2001 trở thành một trong những thành phố sạch, an toàn, đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính…

Chi hàng tỷ USD cho từ thiện

Keo kiệt với bản thân nhưng Bloomberg rất hào phóng với xã hội. Điều này được thể hiện trong hàng loạt hoạt động từ thiện của ông. Đến nay, vị tỷ phú đã đóng góp hàng tỷ USD cho các quỹ về môi trường, giáo dục, sức khỏe, nghệ thuật...

Vào năm 2013, Bloomberg đã quyên góp 450 triệu USD, trong đó có 350 triệu USD cho trường cũ của ông là Đại học Johns Hopkins. Tới thời điểm hiện tại, số tiền quyên góp lũy kế đã đạt hơn 1,1 tỷ USD cho trường. Việc quyên góp này đã khiến ông trở thành người hiến tặng hào phóng nhất cho một trường học tại Mỹ.

Ngoài ra, ông cũng đóng góp vào Quỹ Bill Gates để giúp đỡ người bại liệt với 100 triệu USD. Theo Tạp chí New York, chỉ trong năm 2019, tỷ phú Bloomberg đã cho đi tổng cộng 3,3 tỷ USD.

Chia sẻ về bí quyết xây dựng Bloomberg LP, vị tỷ phú cho biết: "Trong kinh doanh, bạn phải làm được 3 điều này. Thứ nhất, bạn phải tạo ra được sản phẩm mà người ta cần. Thứ hai, bạn phải tìm ra cách kiếm tiền từ sản phẩm đó. Thứ ba, bạn phải nghĩ ra cách bảo vệ nó. Chỉ vậy thôi. Với Bloomberg, chúng tôi cũng áp dụng mô hình giống như vậy. Đầu tiên, sản phẩm mà người ta cần là tin tức được cập nhật một cách nhanh chóng cùng các bài phân tích về kinh doanh. Tiếp theo, để kiếm tiền, chúng tôi chỉ cung cấp nội dung của mình thông qua phần mềm riêng, và khách hàng phải buộc trả phí trước mới có quyền truy cập. Vậy, làm cách nào để bảo vệ sản phẩm? Do là những người đi tiên phong, nên chúng tôi cần phải làm tăng số lượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm. Sau khi có lãi, chúng tôi sẽ tiến hành tái đầu tư để mở rộng lẫn tạo chiều sâu cho nội dung. Đồng thời, chúng tôi cũng đầu tư cho việc mở rộng mạng lưới ra toàn cầu để cung cấp quyền truy cập nội dung cho khách hàng trên toàn thế giới. Rất khó để cho đối thủ có thể sao chép mô hình này".

Chia sẻ của Bloomberg có vẻ khá đơn giản. Nhưng thực tế, nhiều doanh nhân và người chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm của doanh nghiệp lắm lúc lại bỏ qua nhiều cơ hội mới, do không biết áp dụng mô hình nói trên. Lẽ đương nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn nằm ở việc tạo ra được sản phẩm mà khách hàng ưa thích. Song, một khi đã nói đến kinh doanh, là phải nhắc đến lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn thành công cần phải hiểu rõ mô hình kinh doanh (cách kiếm tiền), sự khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm (cách bảo vệ).

Càng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, Bloomberg trở thành ông trùm của mọi ông trùm. Khả năng nhìn xa trông rộng giúp ông thu về những thành công vang dội. Đó cũng là cơ sở để ông nhân rộng mô hình kinh doanh, biến Bloomberg LP trở thành một tập đoàn khét tiếng thế giới. "Bloomberg đã chinh phục giới kinh doanh bằng tài năng và ý chí của mình. Ông chinh phục cả những người ngoài giới bằng tấm lòng đam mê từ thiện và những việc làm hết sức ý nghĩa cho xã hội", Giáo sư Paul Schervish thuộc Đại học Boston nói.