Nhắc đến Hà Giang chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng sẽ nghĩ đến những địa danh nổi tiếng nơi đây như Mã Pì Lèng quanh co uốn lượn, là dinh thự họ Vương cổ kính, nguy nga ẩn khuất trong thung lũng Sà Phìn, là cột cờ Lũng Cú thiêng liêng – nơi bắt đầu nét đầu tiên của tổ quốc, những núi đôi cô tiên, những làng dệt Lùng Tám, những làng văn hóa Nậm Đăm, Sủng Là hay đơn giản chỉ là những vạt ngô xanh mướt trải dài vô tận, những thung lũng hoa tam giác mạch bạt ngàn lung linh khoe sắc. Nhưng cùng với đó Hà Giang cũng là một địa bàn khó khăn với 24 dân tộc đồng bào sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao 23%, đâu đó sự khó khăn gian khó, cực khổ vẫn hiện hữu từ bao đời nay.
HÀ GIANG MỘT CHUYẾN ĐI
Nhắc
đến Hà Giang chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng sẽ nghĩ đến những địa danh nổi
tiếng nơi đây như Mã Pì Lèng quanh co uốn lượn, là dinh thự họ Vương cổ kính,
nguy nga ẩn khuất trong thung lũng Sà Phìn, là cột cờ Lũng Cú thiêng liêng –
nơi bắt đầu nét đầu tiên của tổ quốc, những núi đôi cô tiên, những làng dệt
Lùng Tám, những làng văn hóa Nậm Đăm, Sủng Là hay đơn giản chỉ là những vạt ngô
xanh mướt trải dài vô tận, những thung lũng hoa tam giác mạch bạt ngàn lung
linh khoe sắc. Nhưng cùng với đó Hà Giang cũng là một địa bàn khó khăn với 24
dân tộc đồng bào sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao 23%, đâu đó sự khó khăn
gian khó, cực khổ vẫn hiện hữu từ bao đời nay.
Đây
là lần đầu tiên tôi được đến Hà Giang, lòng hồi hộp và hào hứng về một chuyến
đi xa thật xa, đến những vùng đất mình chưa từng được đặt chân, được trải
nghiệm những không gian văn hóa của biết bao dân tộc anh em.
Chúng
tôi, 11 con người đại diện cho hơn 700 cán bộ của Sở Giao dịch, đem theo sứ
mệnh được gửi gắm của những đồng nghiệp thủ đô: mang một chút nghĩa tình dưới
xuôi lên chia sẻ với các cháu nhỏ, các thầy cô vùng cao. Hi vọng, một phần nào
đó, dù là rất nhỏ thôi chia sẻ nỗi vất vả, khó khăn của đồng bào nơi đây. Đây
là lần thứ 3 đoàn đoàn công tác xã hội Vietcombank SGD lên từ thiện ở Hà Giang,
trong 2 chuyến đi trước đoàn đã ghé tặng quà cho các cháu học sinh hai xã
Thượng Phùng và Sơn Vĩ. Lần này, đoàn chúng tôi vượt sông Nho Quế để tới Xín
Cái - xã biên giới còn lại cuối cùng thuộc huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
Chúng
tôi muốn thông qua những chuyến đi như thế này sẽ san sẻ được phần nào khó khăn
với các bạn bên kia song Nho Quế, nơi địa đầu của Tổ Quốc, nơi mà cuộc sống còn
bao khó khăn vất vả, đồng bào ta vẫn vươn lên để xây dựng, cố gắng giữ từng
mảnh đất biên cương thiêng liêng. Thật đáng ngưỡng mộ biết bao.
Đúng 9h sáng, xe bắt
đầu lăn bánh, cả đoàn vượt sông Nho Quế tiền vào Xín Cái. chúng tôi được giới
thiệu là sắp đi qua một trong những đoạn đường hùng vĩ và đẹp nhất ở Hà Giang
(mà đường đèo ở Hà Giang là hùng vĩ nhất mọi cung đường ở Việt Nam). Quả thật,
rời khỏi thị trấn khoảng 10 phút xe chạy, chúng tôi bắt gặp những khúc cua bên
hẻm núi, trước mặt là con đường men theo triền núi đá dẫn thẳng xuống dòng sông
Nho Quế phía xa, ngoằn ngoèo uốn lượn.
Vượt
qua cầu Tràng Hương, 1 trong 2 con cầu bắc qua sông Nho Quế và cây cầu duy nhất
đi được ô tô qua, phía bên kia sông đã là Khu vực biên giới. Xe tiếp tục lăn
bánh được 15 phút thì chúng tôi bắt gặp đoàn các thầy cô trường cấp 1 Xín Cái,
ngày hôm nay các thầy cô sẽ dẫn đoàn thăm quan 1 điểm trường (ở địa phương gọi
là xóm) trong số 19 điểm trường của xã. Đến đây cả đoàn phải xuống xe ô tô, con
đường đất mọc đầy cỏ phía trước ô tô không đi được, mọi người trong đoàn được
bố trí xe máy để tăng tính cơ động. Trao đổi với các thầy cô, chúng tôi được
biết mình sẽ đến thăm điểm trường Khai Hoang 3B, cách điểm tập kết khoảng 30p
đi xe máy. Đúng như cái tên mọi người đặt cho nó, đường vào điểm trường hết sức
hoang sơ, quanh co, hiểm trở. Chúng tôi vượt qua không biết bao nhiêu con dốc
lầy lội, những con suối nhỏ chảy ngang đường, có những đoạn chỗ đi chỉ vừa một
bánh xe, vẫn một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu heo hút, khiến
những người trong đoàn không khỏi rùng mình. Cơn mưa lớn đêm trước, phần nào
làm cho việc đi lại khó khăn hơn. Có những lúc đường vào lầy lội đến mức, mọi
người phải xuống đẩy xe mới đi qua được. Thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp vài em
bé người Mông đùa nghịch bên suối, mặt trời bắt đầu lên cao, nắng vàng tươi phủ
khắp đất trời. Ven đường, một vài chú dê đeo chuông leng keng đang thung thăng
gặp cỏ, cảnh vật thật yên bình biết bao.
Càng tiến vào sâu, đường
càng ngày càng hẹp, cây cối mỗi lúc một um tùm, đường trơn hơn. Đâu đó vang lên
tiếng ve sầu nghe xa xăm. Đoạn đường tiếp theo xe máy cũng không thể vào được,
phải xuống để xe lại, đi bộ tiếp. Men theo đường đồi, khoảng chừng nửa cây số
chúng tôi đến một căn nhà nhỏ bằng đất, nằm ẩn sau rặng tre. Một thầy giới
thiệu đây là điểm trường Khai Hoang 3B – nơi cô giáo Nga phụ trách. Căn nhà
vách đất đơn xơ, lợp mái blo có 2 gian rộng chừng 25m2, gian lớn kê
bàn ghế để các em nhỏ học, gian nhỏ hơn là nơi sinh hoạt của cô. Điều kiện vật
chất vô cùng khó khan – không điện, không nước. Nước sinh hoạt phải dung thau
chậu hứng lại khi trời mưa, còn những đợt không mưa thì phải đi bộ ra suối lấy
nước. Ở đây, các em chỉ học được vào ban ngày, khi mặt trời sáng rõ để ánh sáng
len qua khe cửa.
Ở những nơi xa xôi thế
này, các thầy cô phải bám trường bám lớp, tích cực vận động đồng bào vùng cao
cho con em đi học. Phải chứng kiến tận mắt mới thấy hết sự khó khăn của nơi
đây, không điện, không nước sinh hoạt. Tất cả phải dùng nước mưa, nếu không thì
phải đi ra suối lấy nước, ban đêm chỉ có ngọn đèn dầu thắp sáng.
Cô
giáo Nga, một cô giáo rất trẻ, dáng người nhỏ bé, nước da ngăm đen, mái tóc dài
rất Việt Nam. Cô luôn nở nụ cười duyên dáng trên môi, nụ cười thắp lên hi vọng,
ước mơ của biết bao em nhỏ vùng cao. Ở cái tuổi đôi mươi của cô – thời kì sung
mãn nhất, với bao khát vọng, ước vọng và hoài bão của tuổi trẻ, cô có rất nhiều
sự lựa chọn, nhưng cô lại chọn mảnh đất này, chúng tôi mới thấm thía sự hi sinh
của cô to lớn đến nhường nào. Những giọt nước mắt cứ thế rơi.
Tạm
biệt cô Nga, tạm biệt lớp học, tạm biệt Hà Giang, chúng tôi trở về Hà Nội tiếp
tục lao động hăng say. Hẹn một dịp gần nhất, những cán bộ Sở Giao Dịch
Vietcombank sẽ được trở lại vùng đất này mang theo bao nguyện ước, thắp sáng
lên hi vọng, chắp cánh cho những ước mơ của con trẻ nơi biên cương của tổ quốc.
Hà Giang ơi, hẹn gặp lại!
Ngô Trung Hiếu
(PGD Sóc Sơn - Sở Giao dịch)