Mỗi người đều có các mục tiêu tài chính khác nhau tùy vào từng giai đoạn của cuộc đời. Dù là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, điểm mấu chốt đều nằm ở chỗ làm sao để hiện thực hóa các mục tiêu này một cách hiệu quả nhất.
Khả năng thành công của việc "sai khiến" đồng tiền làm việc cho mình phụ thuộc nhiều vào kiến thức tài chính của bạn, việc chọn hình thức đầu tư và thời gian mà bạn có thể dành cho việc đầu tư. Nếu không chắc hình thức đầu tư nào phù hợp với mình, bạn hãy thực hiện bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây[1].
A | Tôi hoạch định rõ ràng các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn cho các khoản đầu tư của mình. | Có / Không |
B | Tôi có kế hoạch đầu tư bài bản. | Có / Không |
C | Tôi có đủ kiến thức tài chính chuyên sâu để quản lý các danh mục đầu tư của mình. | Có / Không |
D | Tôi biết rõ các công cụ tài chính cần thiết cho việc đầu tư của mình. | Có / Không |
E | Tôi có động lực rõ ràng để quản lý các khoản đầu tư của mình. | Có / Không |
F | Tôi có thể dành nhiều thời gian theo sát các khoản đầu tư. | Có / Không |
- Nếu câu trả lời của bạn là "Có" cho tất cả 6 câu trên, bạn có thể tự mình đầu tư theo hình thức 1 dưới đây.
- Nếu câu trả lời của bạn là "Không" cho câu hỏi C, D, E, hình thức đầu tư 2 và 3 sẽ phù hợp với bạn.
- Nếu câu trả lời của bạn là "Không" cho tất cả 6 câu trên, giải pháp tối ưu nhất cho bạn là hình thức đầu tư số 3.
Hình thức 1: Tự đầu tư theo ý muốn và hiểu biết cá nhân
Bạn tự phân tích, tự tìm thông tin, ra quyết định chọn lựa các kênh đầu tư, các công cụ tài chính, và dành thời gian theo sát các danh mục đầu tư của mình. Hình thức này chỉ phù hợp với "dân trong ngành", hoặc các nhà đầu tư nghiệp dư nhưng đã dạn dày kinh nghiệm, có kiến thức khá sâu về đầu tư tài chính cũng như các lĩnh vực đầu tư cụ thể như cổ phiếu, tiền tệ, bất động sản…
Hình thức 2: Đầu tư thuê ngoài có can thiệp
Chẳng hạn như trong trường hợp bạn sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới chứng khoán. Bạn "thuê ngoài" dịch vụ tư vấn của họ, tức các chuyên viên tư vấn sẽ thay bạn làm các phân tích, đưa ra các khuyến nghị đầu tư, thay bạn thực hiện các giao dịch và báo cáo lời lỗ định kỳ cho bạn. Tuy vậy, bạn cũng cần thời gian và kiến thức tương đối để đánh giá chất lượng tư vấn của môi giới cũng như hiệu quả danh mục đầu tư để ra quyết định đúng và có sự can thiệp khi cần. Chi phí môi giới cũng là điều bạn cần cân nhắc.
Hình thức 3: Đầu tư vào quỹ mở
Quỹ mở là công cụ tài chính phổ biến tại các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Đặc biệt, quỹ mở phù hợp với những nhà đầu tư không chuyên, hạn chế về thời gian và kiến thức tài chính chuyên sâu.
Đầu tư vào quỹ mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Thay vì bạn đầu tư chứng khoán trực tiếp thì bạn đầu tư tiền vào quỹ mở. Các quỹ mở của công ty VCBF có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ đầu tư tiền của quỹ vào cổ phiếu, trái phiếu. Nếu đầu tư vào các công ty thì bạn nhận được cổ phiếu, còn đầu tư vào quỹ mở của VCBF thì bạn sẽ nhận được chứng chỉ quỹ. VCBF luôn chọn các loại cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị thực, có tiềm năng tăng trưởng tốt trong dài hạn để đầu tư. Khi giá trị tài sản của quỹ tăng lên tức là giá chứng chỉ quỹ tăng lên và bạn có lợi nhuận. Do đó, các quỹ mở của VCBF luôn có thể đem lại lợi nhuận cao cho bạn trong dài hạn.
VCBF là công ty liên doanh giữa Ngân hàng Vietcombank và Franklin Templeton Investments - Tập đoàn quản lý quỹ của Mỹ hoạt động toàn cầu. VCBF đã hoạt động trên 10 năm tại Việt Nam và đang quản lý hai quỹ mở là Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược VCBF và Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF. Các quỹ này được giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước (UBCKNN). UBCKNN luôn tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư. Tài sản của các quỹ mở của VCBF được giám sát bởi ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam). Mức tối thiểu của lần đầu tư đầu tiên vào quỹ mở của VCBF chỉ là 5 triệu đồng và nếu bạn muốn đầu tư thêm thì các lần tiếp theo là 1 triệu đồng. Số tiền này được quy thành chứng chỉ quỹ theo giá của chứng chỉ quỹ tại thời điểm nộp tiền. Khi cần sử dụng vốn, bạn vẫn có thể rút ngay một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đầu tư bất kỳ lúc nào./.
ĐẶNG THỊ PHONG LAN - VCBF
[1] http://www.forbes.com/sites/feeonlyplanner/2013/04/24/5-ways-to-invest-your-money/