quản trị doanh nghiệp

Hoạt động của hội đồng quản trị

Trong năm 2019, HĐQT Vietcombank đã tổ chức họp 73 phiên họp (trong đó có 21 phiên toàn thể HĐQT) và 59 trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, để định hướng, chỉ đạo hoạt động của Vietcombank trong từng thời kỳ, xem xét quyết định các công việc thuộc thẩm quyền xử lý của HĐQT, cũng như trao đổi về một số chuyên đề cụ thể khác.

Năm 2019, HĐQT tổ chức

73

Phiên họp

Các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị

Ủy ban Quản lý rủi ro

Ủy ban Quản lý rủi ro tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động,...), bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.

Thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro gồm có:

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Thành viên HĐQT

Trưởng ban

Ông Trương Gia Bình

Thành viên độc lập của HĐQT

Thành viên

Ông Phạm Anh Tuấn

Thành viên HĐQT

Thành viên

Ông Nguyễn Mỹ Hào

Thành viên HĐQT

Thành viên

Ông Eiji Sasaki

Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc

Thành viên

Bà Đinh Thị Thái

Phó Tổng Giám đốc

Thành viên

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh

Phó Tổng Giám đốc

Thành viên

Ông Nguyễn Thanh Tùng

Phó Tổng Giám đốc

Thành viên

Ông Thomas William Tobin

Giám đốc Khối Bán lẻ

Thành viên

Trong năm 2019, Uỷ ban Quản lý rủi ro đã tổ chức 4 phiên họp định kỳ, phối hợp với các phòng ban có liên quan để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế của Vietcombank, tham mưu đề xuất cho HĐQT về các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp phòng ngừa rủi ro trên nhiều mặt hoạt động.

Ủy ban Nhân sự

Ủy ban nhân sự là ủy ban có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của Vietcombank.

Sau khi các văn bản quy chế về quản lý cán bộ được ban hành đồng bộ, UBNS đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu đánh giá, đề xuất quy hoạch bổ nhiệm quản lý cán bộ thuộc phân cấp thẩm quyền. Trong thời gian qua, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức vụ lãnh đạo thuộc Trụ Sở chính và các đơn vị kinh doanh đều được thông qua bởi UBNS, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng trong việc quản lý cán bộ.

Thành viên Ủy ban Nhân sự gồm có:

Ông Nghiêm Xuân Thành

Chủ tịch HĐQT

Trưởng ban

Ông Phạm Quang Dũng

Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc

Thành viên

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Thành viên HĐQT

Thành viên

Ông Hồng Quang

Thành viên HĐQT, Giám đốc Khối Nhân sự

Thành viên

Ông Đặng Bình Nguyên

Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự

Thành viên

Các thành viên Hội đồng quản trị đều đã tham gia các chương trình đào tạo về quản trị công ty.

Hoạt động của ban Kiểm soát

BKS đã thực hiện giám sát HĐQT, BĐH trong việc thực hiện các định hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2019 của Vietcombank được ĐHĐCĐ thông qua, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ Ngân hàng trong việc quản trị, điều hành. Nhìn chung, trong năm 2019, HĐQT và BĐH đã chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của Vietcombank theo đúng mục tiêu, các chỉ tiêu kinh doanh đang bám sát kế hoạch đề ra; HĐQT và BĐH đã tuân thủ các quy định của Luật TCTD và Điều lệ Ngân hàng trong quản trị, điều hành.

Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư trong năm 2019 tiếp tục được đẩy mạnh và chú trọng. Vietcombank tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về công bố thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin minh bạch và kịp thời tới cộng đồng các nhà đầu tư. Đồng thời, Vietcombank tích cực tăng cường chất lượng công tác thông tin, tiếp xúc với cổ đông và nhà đầu tư thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp tại trụ sở, tham dự các hội nghị đầu tư trong và ngoài nước, cập nhật thường xuyên và đăng tải rộng rãi tài liệu giới thiệu về Vietcombank và kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý.

Quản trị rủi ro

Nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam, Vietcombank luôn chủ động nâng cao văn hóa quản trị rủi ro, tiên phong trong nghiên cứu, áp dụng các mô hình, phương thức quản trị rủi ro tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế, định hướng của Cơ quan quản lý, cũng như nhu cầu quản trị nội bộ.