Báo cáo thường niên 2023
Thông tin khái quát
chuong-1

TÊN GIAO DỊCH

Tên công ty bằng tiếng Việt:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Tên công ty bằng tiếng Anh:
JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM.

Tên giao dịch:
VIETCOMBANK

Tên viết tắt:
VIETCOMBANK

Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 23/05/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sửa đổi, bổ sung từng thời kỳ.



VỐN ĐIỀU LỆ (VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU):
55.890.912.620.000 ĐỒNG

Bằng chữ: Năm mươi lăm nghìn tám trăm chín mươi tỷ chín trăm mười hai triệu sáu trăm hai mươi nghìn đồng.

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Mã số doanh nghiệp:
0100112437

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 02/06/2008 (đăng ký lần đầu), cấp đổi lần thứ 17 ngày 02/01/2024.



MÃ CỔ PHIẾU: VCB

Mệnh giá cổ phần:
10.000 đồng

Tổng số cổ phần:
5.589.091.262

Địa chỉ:
198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại:
84 - 24 - 3934 3137

Fax:
84 - 24 - 3826 9067

Website:
www.vietcombank.com.vn
Giới thiệu Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Lịch sử hình thành & phát triển

60 năm qua, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; tham gia khắc phục, tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ bao cấp; là ngân hàng tiên phong trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và phát triển.

Đặc biệt, 10 năm gần đây đánh dấu sự chuyển mình, bứt phá đầy ngoạn mục của Vietcombank với sự tăng trưởng hết sức ấn tượng về quy mô, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, thiết lập đỉnh cao cùng những thành công tiếp nối, mở ra vận hội lớn trong giai đoạn phát triển kế tiếp, đóng góp cho sự thịnh vượng chung của Việt Nam.

1955
Ngày 20/01/1955, Thành lập Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - tiền thân của Vietcombank
1963
Ngày 1/4/1963, Chính thức đi vào hoạt động (theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính phủ)
1965
Từ tháng 4/1965 - 04/1975, Trực tiếp tham gia vận hành con đường tiền tệ (mật danh B29), tiếp nhận và “chế biến” tiền từ nước ngoài, đưa về trong nước quản lí và tiếp viện cho cách mạng miền Nam
1975
Từ tháng 04/1975 - 1987, Tham gia tiếp quản hệ thống ngân hàng cũ, kế thừa quyền hội viên của Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế; tham gia xử lý nợ quốc gia, chống cấm vận; đảm nhận thành công vai trò ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên ba phương diện: ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu và thanh toán giao dịch quốc tế.
1987
Là ngân hàng thương mại duy nhất được phép phát hành các Phiếu đồng Việt Nam gốc ngoại tệ, góp phần thực hiện quản lý đồng bộ đối với việc sử dụng, chi tiêu ngoại tệ
2000
Từ năm 2000 - 2005, tiên phong xây dựng, thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu và hiện đại hóa ngân hàng.
2008
2/6/2008, Chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần sau khi tiên phong cổ phần hóa, phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2007
2009
30/06/2009, Cổ phiếu VCB chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM (HOSE)
2011
30/09/2011, Ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho, Nhật Bản
2013
31/03/2013, Ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới cùng Slogan “Chung niềm tin - Vững tương lai”
2016
Ngày 01/12/2016, Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận
2018

Ngày 19/10/2018, Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào.

Ngày 28/11/2018,

Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ-NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.

2019

Ngày 1/11/2019, Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.

Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.

Ngày 12/11/2019, Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết

2020
Ngày 27/01/2020, Golive thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking
2020
Từ 2020 - nay, Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuter
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Giữ vững vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam

Một trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới

Một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu

Đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam

Địa bàn kinh doanh
Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Mô hình quản trị
chuong-1
Định hướng phát triển
Tầm nhìn và sứ mệnh đến năm 2025
Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
Định hướng 2030, VCB phát triển với định hướng giữ vững vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu và đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
chuong-1-alt
GIẢI THƯỞNG TRONG NƯỚC
chuong-1
Vietcombank - một trong 20 doanh nghiệp có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường chứng khoán năm 2023
Tổ chức trao giải:
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
part-5-main-img

Ngày 17/07/2023, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố danh mục cổ phiếu thành phần của chỉ số phát triển bền vững VNSI (Vietnam Sustainability Index) có hiệu lực từ ngày 07/08/2023, theo đó, Vietcombank là một trong 20 cổ phiếu được đánh giá có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường.

Chỉ số Phát triển bền vững Việt Nam (VNSI) được HOSE phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam ra mắt vào tháng 07 năm 2017. VNSI được sử dụng để đánh giá đối với các công ty niêm yết dựa trên hơn 100 tiêu chí theo những nguyên tắc của OECD về quản trị doanh nghiệp và Tiêu chuẩn toàn cầu về Báo cáo Phát triển bền vững (GRI). Chỉ số VNSI phản ánh xu hướng đầu tư bền vững theo tiêu chí ESG với các mục tiêu: Xác định chuẩn phát triển bền vững cho các công ty niêm yết; Hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức và cá nhân xác định những doanh nghiệp có đặc tính “xanh” để đầu tư; Tăng cường xu hướng phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế; xác định các tiêu chí về thông lệ tốt nhất về môi trường, xã hội và quản trị; Bổ sung thêm một công cụ đầu tư mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường chứng khoán và nền kinh tế.

Có mặt trong Top 20 VNSI năm 2023 là sự ghi nhận những nỗ lực không ngừng của VCB trong các cam kết góp sức cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển bền vững, đề cao tính minh bạch, trách nhiệm và kiến tạo giá trị chung cho cộng đồng. Tổng điểm các hạng mục đánh giá của VCB 2023 có sự gia tăng cho thấy ngân hàng đã chủ động rà soát và từng bước cải thiện các tiêu chí về chính sách, hệ thống quản lý, chỉ số hiệu suất môi trường - xã hội, quản trị công ty, công bố và minh bạch thông tin.

GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ
chuong-1
Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam
Tổ chức trao giải:
Brand Finance

Theo công bố của Brand Finance, năm 2023, Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào danh sách top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới. Vietcombank xếp thứ hạng 137, tăng 25 bậc so với năm trước và dẫn đầu danh sách 12 ngân hàng Việt Nam.

Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng lọt Top 500. Tiếp theo là Indonesia và Philippines cùng có 9 ngân hàng, Malaysia (8 ngân hàng), Thái Lan (6 ngân hàng) và Singapore (3 ngân hàng). Các ngân hàng Việt Nam cũng dẫn đầu ASEAN về tổng số hạng được thăng, cụ thể: 12 ngân hàng Việt Nam thăng được 296 hạng, tiếp theo là Indonesia thăng 79 hạng, Singapore thăng 20 hạng, trong khi Thái Lan tụt 25 hạng, Malaysia tụt 56 hạng, Philippines tụt 80 hạng.