Vượt qua
nhờ hỗ trợ
thiết thực
Tổng quan về phát triển bền vững
Tổng quan

Thế giới đã khởi đầu thập niên thứ ba của thế kỷ 21 bằng những dấu hiệu hồi phục kinh tế tích cực nhờ hiệu quả của vắc-xin và sự ứng phó linh hoạt của các chính phủ với làn sóng biến thể mới của Covid-19. Tuy nhiên, sự hồi phục là không đồng đều, và phần lớn diễn ra tập trung ở một số nền kinh tế lớn. Tại các nền kinh tế mới nổi, các nền kinh tế đang và kém phát triển, nơi gặp nhiều trở ngại do các vấn đề về môi trường, xã hội, và quản trị, quá trình hồi phục kinh tế đang gặp rất nhiều sức ép.

Năm 2021 là năm thế giới đạt được bước tiến lớn trong nhận thức về vấn đề phát triển bền vững khi tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Anh hồi tháng 11/2021, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo thế giới cùng đồng thuận cam kết, đánh dấu sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng “0”. Tại COP26, lần đầu tiên chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết mạnh mẽ về vấn đề khí hậu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đây được đánh giá là một cột mốc lịch sử của Việt Nam trong vấn đề nhận thức và thúc đẩy phát triển bền vững. Những cam kết tại COP26 sẽ là tiền đề để chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược,kế hoạch và định hướng phát triển cho các lĩnh vực, ngành nghề trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong năm 2021 NHNN đã xây dựng và lấy ý kiến toàn dân đối với Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo cơ quan soạn thảo, thông tư được ban hành sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý chung, yêu cầu bắt buộc TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Việc đề cao quản lý rủi ro môi trường khi thẩm định cấp tín dụng cũng sẽ khiến các thành phần kinh tế trong xã hội dần dần có nhận thức đúng và đầy đủ hơn về biến đổi khí hậu, các yếu tố tác động trong việc bảo vệ môi trường để hướng tới tư duy tiêu dùng “xanh”. Từng cá nhân trong xã hội có ý thức thì mỗi doanh nghiệp đầu tư các dự án cũng sẽ phần nào thay đổi mục tiêu, hành động đối với phát triển bền vững. Khung pháp lý cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng tại Việt Nam theo đó cũng đang từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, tạo động lực cho toàn ngành Ngân hàng thực hành phát triển bền vững.

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển của Việt Nam, Vietcombank tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng, chất lượng nguồn nhân lực, quản trị rủi ro… hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Các nội dung về phát triển bền vững
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản Vietcombank đạt 1.414.673 tỷ đồng
Tăng 7% so với năm 2020
Dư nợ tín dụng đạt 972.680 tỷ đồng
Tăng 15% so với năm 2020
Tổng huy động vốn đạt 1.152.712 tỷ đồng
Tăng 9% so với năm trước

Năm 2021, thế giới tiếp tục chứng kiến sự càn quét của đại dịch COVID-19 với các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh. Tại Việt Nam, mặc dù nhiều địa phương bị phong tỏa, giãn cách kéo dài làm gián đoạn sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng… nhưng Việt Nam tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép: phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và phục hồi kinh tế.

Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng tiếp tục thể hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân cùng vượt qua thách thức, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế. Với vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột, chủ lực của ngành ngân hàng, Vietcombank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vừa ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong hệ thống và khách hàng giao dịch, đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả cao. Kết thúc năm 2021, tổng tài sản Vietcombank đạt 1.414.673 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2020; Dư nợ tín dụng đạt 972.680 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020 và nằm trong mức trần tăng trưởng tín dụng của NHNN giao; Tổng huy động vốn đạt 1.152.712 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Vietcombank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Dư nợ xấu nội bảng là 6.121 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,63%, trong khi dư quỹ dự phòng rủi ro ở mức 25.976 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức kỷ lục 424%, cao nhất trong lịch sử hoạt động của Vietcombank và cao nhất ngành ngân hàng. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietcombank đạt 27.389 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Tại ngày 31/12/2021, quy mô vốn hóa thị trường Vietcombank đạt gần 17 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu các ngân hàng niêm yết. Với những kết quả kinh doanh ấn tượng, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng nộp thuế lớn nhất. Năm 2021, Vietcombank nộp ngân sách Nhà nước gần 11 ngàn tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách nhiều nhất.

Các hoạt động an sinh xã hội
an sinh xa hoi
Các hoạt động an sinh xã hội

Hoạt động an sinh xã hội Vietcombank

Với mục tiêu xuyên suốt là hướng tới một ngân hàng Xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng, hoạt động an sinh xã hội của Vietcombank không ngừng được đẩy mạnh với nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa, được triển khai trên quy mô lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.

Chuỗi hoạt động an sinh xã hội được Vietcombank triển khai suốt nhiều năm qua với sự tham gia tích cực từ trụ sở chính đến các chi nhánh, công ty trực thuộc trên toàn quốc, mục tiêu của các hoạt động không nằm ngoài việc chia sẻ khó khăn và nâng cao chất lượng đời sống dân nghèo tại những địa phương còn nhiều khó khăn trên cả nước.

723
tỷ đồng
Số tiền Vietcombank đã dành cho công tác an sinh xã hội trong năm 2021
1.548
tỷ đồng
Trong giai đoạn 5 năm 2017-2021, số tiền dành cho hoạt động an sinh xã hội của Vietcombank
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Không chỉ xây dựng những ngôi trường mới, Vietcombank còn luôn đi đầu trong việc tài trợ trang thiết bị học tập, giảng dạy và nâng cấp các hạng mục xây dựng tại các trường đang hoạt động.

ĐỐI VỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Không chỉ xây dựng những ngôi trường mới, Vietcombank còn luôn đi đầu trong việc tài trợ trang thiết bị học tập, giảng dạy và nâng cấp các hạng mục xây dựng tại các trường đang hoạt động.

Bảng thông tin số liệu về an sinh xã hội năm 2021 và giai đoạn 5 năm 2017-2021
TT
Mục đích tài trợ
Giá trị thực hiện năm 2021
(đv: triệu đồng)
1
Giáo dục
76.281
2
Giáo dục
76.281
3
Hỗ trợ COVID-19
380.836
4
Tài trợ cho người nghèo/xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết…
136.261
5
Khắc phục hậu quả thiên tai
10.786
6
Lĩnh vực khác
50.310